Sáng mai, 27/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, sáng 27/11, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Sáng mai, 27/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) - ảnh 1
Quang cảnh kỳ họp

Luật Thủ đô đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 21/11/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013.

Cần thêm tiêu chuẩn người tham gia HĐND phải cao hơn

Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Thủ đô đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về vị trí, vai trò và định hướng phát triển thành phố Hà Nội, tác động tích cực tới phát triển kinh tế - xã hội và quản lý Nhà nước trên địa bàn Thủ đô.

Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển của đất nước, đòi hỏi Thủ đô phải có những bước đi, hành lang pháp lý thực sự đột phá để Hà Nội xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước...

Theo đó, một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần bổ sung, sửa đổi Luật Thủ đô theo hướng thể chế hóa được các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, tạo động lực và nguồn lực để thành phố phát triển xứng tầm với vị thế, nhiệm vụ và sứ mệnh của Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đa số đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) với những nội dung cơ bản như trong tờ trình của Chính phủ để xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước.

Sáng mai, 27/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) - ảnh 2
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) phát biểu

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, Thủ đô là đô thị đặc biệt nên cần cho thêm tiêu chuẩn người tham gia HĐND phải cao hơn, bởi vì phải giải quyết những vấn đề của quốc gia chứ không phải vấn đề của một địa phương. Đồng thời, phải trao quyền cho HĐND nhưng cũng phải trao quyền và trách nhiệm cho UBND.

Theo đại biểu, khi bộ máy phải thực hiện các trọng trách lớn thì chế độ tiền lương cho đội ngũ cán bộ, công chức Thủ đô cũng phải khác biệt. 

Chúng ta chỉ đưa ra mức quy định tăng không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản, chỉ bằng một số địa phương khác thì tôi nghĩ có khi thấp, do đó, quỹ tiền lương này phải tăng cao hơn. Với quỹ tiền lương như vậy, mức chế độ tiền lương cho từng cá nhân là bao nhiêu, đại biểu đề nghị trong Luật Thủ đô không giới hạn.

"Đây chính là hình mẫu của Thủ đô để tạo ra tính chất, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý, làm sao tiết kiệm nhưng lại tạo ra được hiệu lực tốt hơn. Vì vậy về mặt chính sách tiền lương, tôi đề nghị tổng quỹ tiền lương phải cao hơn 0,8 lần và chế độ tiền lương cho từng người không có mức giới hạn"- đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Sáng mai, 27/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) - ảnh 3
Đại biểu Phạm Văn Hoà (tỉnh Đồng Tháp) góp ý vào Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đồng ý với chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài để TP Hà Nội không bị "chảy máu chất xám", đại biểu Phạm Văn Hoà (tỉnh Đồng Tháp) nhấn mạnh: “Chất xám của TP Hà Nội đi về các tỉnh trong nước mình được nhưng ra nước ngoài thì đây là vấn đề chúng ta cần quan tâm. Cho nên tôi thống nhất việc cho cơ chế, chính sách đặc thù để TP Hà Nội được thu hút nhân tài. Nhưng phải có tiêu chí, phải xác định nhân tài đó là ai, tiêu chí nhân tài đó như thế nào".

Cần quy định về nhân tài và tiêu chí xác định nhân tài, năng lực trình độ, năng lực thực tế

Trong bài tham luận gửi đến hội thảo khoa học góp ý xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhóm tác giả gồm: PGS.TS. Nguyễn Như Pháp, thạc sĩ Nguyễn Thị Thủy Tiên, thạc sĩ Trương Tiến Hùng, trường Đại học Hoà Bình nêu ví dụ: Hiện nay, Bắc Ninh hỗ trợ ngay giáo viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ từ 100 - 220 triệu đồng, nếu cam kết làm việc ít nhất 10 năm thì được hỗ trợ nhà ở trị giá 1 tỷ đồng.

Sáng mai, 27/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) - ảnh 4
Ảnh minh hoạ

Hà Nội chỉ hỗ trợ hơn 100 triệu đồng, mà không hỗ trợ nhà ở. Việc bố trí, sử dụng nhân tài chưa có cơ chế riêng, phù hợp. Số lượng và chất lượng nhân tài đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô chưa tương xứng với tiềm năng.

Theo nhóm tác giả, ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 là thành phố văn hiến - văn minh - hiện đại, vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển ngang tầm các nước phát triển trên thế giới. Những yêu cầu trong Nghị quyết trở thành nhiệm vụ chính trị bắt buộc thực hiện, đòi hỏi Thủ đô Hà Nội phải có những sửa đổi bổ sung quy định cho phù hợp tình hình mới.

Trên cơ sở chính trị nêu trên, đồng thời qua thực trạng một số quy định pháp luật, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị. Trong đó, thành phố Hà Nội cần ban hành quy định pháp luật về nhân tài và tiêu chí xác định nhân tài, năng lực trình độ, năng lực thực tế.

Tùy theo yêu cầu công việc cụ thể, Hà Nội xây dựng bản mô tả công việc chi tiết, đặc thù với các kiến thức chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất, nhất là năng lực đặc biệt, vượt trội; phẩm chất, ý chí thể hiện qua sức sáng tạo, niềm tin, khát vọng được cống hiến, đóng góp cho xã hội. Thậm chí nhân tài phải có đề án khả thi, kế hoạch phát triển bản thân để giải quyết công việc.

Bên cạnh đó, căn cứ vào thực tế và định biên, mỗi cơ quan xác định được vị trí thiếu hụt nhân sự, vị trí và năng lực nào là cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ… để từ đó tuyển dụng, bổ sung nguồn nhân tài. Quy trình tuyển dụng cần xây dựng bản mô tả chi tiết vị trí việc làm cần tuyển dụng, có sự tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia, đặc biệt mời những nhà quản lý giỏi tham gia đánh giá nhân sự…

Trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút sử dụng nhân tài như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Đối với một tài năng, việc tuyển dụng đã khó nhưng để giữ chân tài năng đó ở lại làm việc lâu dài là vấn đề lớn, nhất là trong bối cảnh chính sách về tiền lương hạn chế so với khu vực tư nhân.

Việc sử dụng nhân tài phải đảm bảo đúng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đam mê, sở thích và đủ độ khó, để nhân tài đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Muốn quản lý được nhân tài, trước hết nhà quản lý phải là một người tài, có tầm vượt trội. Chiến lược quản lý tài năng rõ ràng như: Lập kế hoạch, các yếu tố tác động, đánh giá, phát triển, linh hoạt với mục tiêu mới của tổ chức.

Đặc biệt, lợi ích luôn là sức hút mạnh mẽ đối với người lao động. Hiện nay, khu vực tư nhân đang trả lương, thưởng, trợ cấp, các chế độ an sinh rất cao. Một số địa phương khác cũng có mức đãi ngộ đặc biệt cao. Bối cảnh đó, Thủ đô Hà Nội cần có chiến lược, quỹ tài chính và biện pháp bảo đảm lợi ích dành cho nhân viên cao hơn so với khu vực tư nhân, địa phương khác.

 

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng kín các con đường hướng về Nhà văn hoá thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội và Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Nhân Tông. Trong dòng người đó, có những người bạn học cũ từ thời niên thiếu, bạn đại học của Tổng Bí thư. Họ đều tuổi đã cao, mắt mờ, chân run, tóc bạc hoa râm, vẫn lặng lẽ tiễn đưa người bạn lớn…
Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Đoàn đại biểu phụ nữ Thủ đô do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã thành kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.