Nâng quyền kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Hà Giang

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Mới đây, tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang tổ chức họp Ban chỉ đạo Dự án “Nâng quyền kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam” (AWEEV) – dự án được Bộ Các vấn đề toàn cầu và Chính phủ Canada tài trợ thông qua Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam - nhằm đánh giá kết quả hoạt động năm thứ 2 và kế hoạch hoạt động năm thứ 3 của dự án.

Dự họp có ngài Shawn Perry Steil, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam; ông Brian Allemekinders, Tham tán - Trưởng ban hợp tác, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam; bà Lê Kim Dung, Giám đốc Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam.

Về phía tỉnh Hà Giang, tham dự và chỉ đạo cuộc họp có đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Ngoại vụ, UBND huyện Quang Bình...

Tham dự còn có lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lai Châu, đại diện địa phương đang được triển khai dự án.

Nâng quyền kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Hà Giang - ảnh 1
Ông Shawn Steil, Đại sứ Canada tại Việt Nam và Brian Allemekinder, Tham tán Phát triển thăm một điểm trường được hỗ trợ cơ sở vật chất từ dự án AWEEV.

Phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long khẳng định: Trong 2 năm qua, Dự án AWEEV tại huyện Quang Bình đã thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần phát triển kinh tế bền vững, giảm các rào cản về định kiến giới trong việc phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh mong muốn Chính phủ Canada cùng Tổ chức CARE Quốc tế tiếp tục quan tâm, xem xét mở rộng địa bàn thực hiện dự án và tài trợ các chương trình, dự án liên quan đến các lĩnh vực địa phương còn nhiều khó khăn.

Phát biểu tại cuộc họp, ngài Đại sứ Shawn Perry Steil nhấn mạnh: Năm 2023 là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Canada và 30 năm Canada triển khai chương trình hỗ trợ phát triển quốc tế tại Việt Nam.

Ngài Đại sứ đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam và mối quan hệ giữa hai nước thời gian qua, đồng thời khẳng định Chính phủ Canada sẽ tiếp tục ưu tiên giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi ở Việt Nam nói chung, Hà Giang nói riêng.

Đại sứ Shawn Perry Steil đánh giá cao các đơn vị phối hợp thực hiện dự án và mong muốn những kết quả bước đầu của dự án sẽ tiếp tục nhân rộng và phát triển lâu dài; các đơn vị phối hợp tiếp tục nâng cao trách nhiệm, nỗ lực thực hiện mục tiêu bao trùm của dự án nâng cao quyền phát triển kinh tế để tiếng nói của phụ nữ được nâng lên, phát huy được tính tự chủ của mình.

Nâng quyền kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Hà Giang - ảnh 2
Ông Shawn Steil, Đại sứ Canada tại Việt Nam và Brian Allemekinder, Tham tán Phát triển thăm xưởng sản xuất trà của chị Hủng Thị Dạng tại Yên Thành, Quang Bình Hà Giang.

Ông Allemekinders, Trưởng ban hợp tác Tham tán phát triển Đại sứ quán Canada tại Việt Nam và bà Lê Kim Dung, Giám đốc Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam hy vọng những kinh nghiệm triển khai dự án sẽ được chia sẻ rộng rãi không chỉ ở Hà Giang, Lai Châu mà ở các tỉnh, thành khác. Góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững cho phụ nữ Việt Nam, bảo vệ môi trường, nâng cao mối quan hệ hợp tác, đối tác giữa các địa phương, quốc gia; góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của Việt Nam; tăng trách nhiệm, giảm gánh nặng chăm sóc và nội trợ của phụ nữ; thúc đẩy tiếng nói, vai trò của phụ nữ ở địa phương và cộng đồng…

Dự án AWEEV được triển khai trong giai đoạn 2021-2025, hướng đến hỗ trợ 2.635 phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số ở 6 xã của tỉnh Hà Giang và 3 xã của tỉnh Lai Châu. Tổng kinh phí thực hiện trên 4,5 triệu đô la Canada.

Dự án “Nâng Quyền Kinh tế của Phụ nữ Dân tộc Thiểu số tại Việt Nam” (AWEEV) do chính phủ Canada thông qua CARE Quốc tế tại Việt Nam được thực hiện tại hai huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

Mục tiêu dài hạn của dự án nhằm hỗ trợ cải thiện đời sống kinh tế cho cộng đồng phụ nữ nông thôn nghèo, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Dự án hướng tới hơn 2600 phụ nữ và nam giới thuộc các nhóm dân tộc thiểu số tại tám xã thuộc các huyện tại hai tỉnh Lai Châu và Hà Giang.

Trong năm thứ hai thực hiện dự án, hai hợp phần trọng điểm gồm giảm gánh nặng công việc chăm sóc không được trả công và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động phát triển sinh kế đã đạt được những thành tựu khả quan.

Kết quả đánh giá năm thứ hai hoạt động cho thấy, trong hợp phần thứ nhất, hơn 1300 hộ gia đình được hỗ trợ máy thái rau chuối phục vụ chăn nuôi; 14 điểm trường mầm non được hỗ trợ cải tạo cơ sở vất chất, cung cấp dụng cụ dạy học và chăm sóc bán trú, tạo điều kiện cho hơn 650 trẻ trong độ tuổi được học tập cả ngày tại trường. Đánh giá ban đầu, thời gian phụ nữ dành thực hiện các công việc chăm sóc đã giảm 45 phút mỗi ngày, từ 5 giờ xuống còn 4,2 giờ.

Ở hợp phần thứ hai, 21 nhóm phát triển sinh kế với hơn 1350 thành viên đã được thành lập, hỗ trợ vốn và kỹ thuật thực hiện các hoạt động phát triển sinh kế, chăn nuôi và canh tác theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu; 7 mô hình sinh kế tập trung do phụ nữ làm chủ được hỗ trợ vốn vay lãi xuất 0% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Tại Hà Giang, dự án được triển khai tại 6 xã, thị trấn của huyện Quảng Bình với mục tiêu cải thiện đời sống kinh tế cho phụ nữ nông thôn nghèo, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Tính đến cuối tháng 5/2023, dự án đã hỗ 6 tổ nhóm với sự tham gia của 150 phụ nữ dân tộc thiểu số thực hiện mô hình sinh kế nuôi gà, lợn, dê và trồng lạc. Hiện nay, các mô hình sinh kế đang được người dân đón nhận và phát triển tốt, góp phần cải thiện thu nhập, kinh tế hộ gia đình của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Tại hội nghị, các sở, ngành, địa phương của Hà Giang và Đại sứ quán Canada, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam thảo luận về những sáng kiến triển khai dự án trong năm thứ 3 như tiếp tục hỗ trợ các chuỗi mô hình sinh kế, nhất là mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, hỗ trợ trang thiết bị giúp phát triển kinh tế của phụ nữ, kéo dài thời gian và mở rộng vùng triển khai thực hiện dự án...Đồng thời thống nhất thông qua kế hoạch thực hiện dự án trong năm thứ 3.

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

Đồng hành cùng trẻ em vùng cao

(PNTĐ) - Với mong muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ các em nhỏ có bữa ăn đầy đủ và ấm áp hơn, một nhà ăn mới cùng các trang thiết bị cần thiết cho trường học đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trao tặng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Sủng Máng, huyện Mèo Vạc.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.