Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: Nỗ lực thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

Bắc Lưu
Chia sẻ

PNTĐ -Thời gian qua, Sơn La đã đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, trong đó nâng cao bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc theo Dự án 8.

Chung tay, quyết tâm vì mục tiêu bình đẳng giới

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, chính quyền tỉnh Sơn La luôn quan tâm tới việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và ngày càng có những bước chuyển mới.

UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả, tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Các hoạt động thực hiện công tác bình đẳng giới được những kết quả đáng khích lệ, công tác bình đẳng giới ngày càng có những bước chuyển mới. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới theo đúng chức năng quản lý của địa phương, đơn vị mình xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Luật Bình đẳng giới; đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới tại cơ sở.

Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn giai đoạn 2011-2020, giai đoạn 2021-2025 ban hành các Kế hoạch hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ; Kế hoạch triển khai công tác bình đẳng giới; đồng thời, tiến hành sơ, tổng kết việc thực hiện Luật, nghị quyết, qua đó giúp các ngành, các cấp nhận thức được mục đích, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ trong các ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.

Sơn La: Nỗ lực thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em - ảnh 1
Sơn La đẩy mạnh công tác tuyên truyền bình đẳng giới cho học sinh đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Bộ máy thực hiện công tác bình đẳng giới từ tỉnh đến cơ sở đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp triển khai các giải pháp đề ra. Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Luật Bình đẳng giới, các Chương trình, Kế hoạch triển khai thực hiện thường xuyên đã tạo được hiệu ứng tích cực trong việc nhân rộng những hoạt động làm tốt và được lãnh đạo các ngành, các cấp kịp thời chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ.

Đạt nhiều kết quả khích lệ

Để triển khai thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu về bình đẳng giới, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sơn La thường xuyên phối hợp với các sở, ngành: Công an, Tư pháp, GD&ĐT, Tỉnh đoàn, UBND các huyện, thành phố tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức Luật bình đẳng giới đối với trẻ em tại các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh, thu hút hàng nghìn lượt học sinh, giáo viên tham gia; tổ chức biên soạn, xây dựng tài liệu tuyên truyền về Luật bình đẳng giới, in ấn và cấp phát tờ rơi cho cơ sở, xây dựng cụm pa nô cố định, áp phích, băng rôn vượt đường tuyên truyền tại địa bàn, khu dân cư.

Công tác tuyên truyền, vận động được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, luôn được cấp uỷ, chính quyền coi trọng thực hiện. Nhiều hình thức tuyên truyền được thực hiện sinh động, phong phú với nội dung thiết thực như tổ chức hội nghị tuyên truyền lưu động tại xã bản, treo băng rôn, tờ rơi tuyên truyền về chính sách việc làm, học nghề, thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

Trong thời gian qua công tác tuyên truyền đã góp phần tạo chuyển biến về nhận thức và hành động của toàn thể lao động nữ, việc làm và học nghề; thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước. Tự có ý thức vươn lên tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực và học nghề tạo việc làm có thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình.

Công tác truyền thông đã được các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện thường xuyên với nội dung trọng tâm. Các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo, tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên đề, hội nghị trao đổi thông tin, tuyên truyền, tổ chức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư... Thông qua các hoạt động tuyên truyền đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng dân tộc thiểu số.

Nhằm nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới giai đoạn 2018-2022, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sơn La đã  tổ chức 17 lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động – Thương binh và xã hội các huyện, xã, phường, thị trấn, cán bộ làm công tác bình đẳng giới tại các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh.

Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sơn La đã kịp thời tham mưu ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động như: Kế hoạch về việc triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình việc làm hàng năm; Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Sơn La. Các hoạt động giao dịch việc làm nhằm đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc làm online, tổ chức các phiên giao dịch việc làm, tư vấn định hướng giới thiệu việc làm cho thanh niên, sinh viên mới ra trường, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ. Trong giai đoạn từ năm 2018 đến nay đã tư vấn việc làm cho 48.829 lượt người, giới thiệu và cung ứng lao động cho 9.968 người.

Đến nay, toàn tỉnh có 22 cơ sở dạy nghề, trong đó có 3 Trường cao đẳng nghề, 2 Trường trung cấp nghề, 2 trung tâm dạy nghề và 15 cơ sở dạy nghề khác đảm bảo hỗ trợ định hướng nghề nghiệp tương lai cho giới trẻ và nâng cao tay nghề, chuyên môn cho người lao động trong thị trường; công tác tuyên truyền vận động nữ giới tham gia học nghề được thực hiện thường xuyên, các ngành nghề đào tạo ngày càng phong phú, đa dạng. Đối với lao động nữ nông thôn được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật, đạt 45%.

Công tác cho vay vốn giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất đối với người dân được triển khai kịp thời đáp ứng được nhu cầu của người dân tổ chức sản xuất tạo việc làm; công tác xuất khẩu lao động ra nước ngoài, cung ứng lao động cho các khu công nghiệp trong nước đã góp phần giải quyết việc làm ổn định đời sống cho người lao động. 

Công tác bảo trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thời gian qua được quan tâm phối hợp triển khai thực hiện nhờ đó công tác quản lý nhà nước được tăng cường, các quyền của trẻ em được đảm bảo, việc huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng hiệu quả, công tác giải quyết chế độ chính sách cho trẻ em được thực hiện đầy đủ, kịp thời góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em...

Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới cơ bản đảm bảo kế hoạch đề ra, công tác phối hợp liên ngành thực hiện Luật bình đẳng giới tiếp tục triển khai có hiệu quả. Công tác truyền thông vận động xã hội đã được đẩy mạnh góp phần nâng cao nhận thức của mọi người dân về giới và bình đẳng giới ngày càng được quan tâm hơn.

Tin cùng chuyên mục

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

(PNTĐ) - Vừa qua, tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khánh thành và trao tặng nhà lớp học điểm Trường Mầm non Minh Thắng, xã Việt Vinh. Đây là công trình điểm trường vùng cao được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tài trợ 400 triệu đồng kinh phí để xây dựng.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".