“Bà đầm thép” chèo lái kinh tế Nga vượt qua sóng gió

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Elvira Nabiullina là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong lĩnh vực tài chính toàn cầu, vai trò của bà càng trở nên đặc biệt trong bối cảnh kinh tế và chính trị phức tạp của Nga.

Quyết đoán và mạnh mẽ

Bà Elvira Sakhipzadovna Nabiullina, sinh ngày 29/10/1963 tại Ufa, Nga. Bà xuất thân từ một gia đình người Tatar thiểu số với cha là tài xế và mẹ là quản lý nhà máy. Nabiullina tốt nghiệp Đại học Quốc gia Moscow với bằng cử nhân kinh tế vào năm 1986.

Trong thời gian học tại Đại học Moskva, bà Nabiullina đã có cơ hội tiếp xúc với các khái niệm kinh tế phương Tây, điều này được coi là có lợi cho bà trong giai đoạn kinh tế Nga chuyển mình hậu Xô Viết. Đến năm 1991, bà Nabiullina trở thành nhà kinh tế học tại Hội đồng Liên hiệp Khoa học và Công nghiệp Liên Xô.

Năm 1998, bà nghỉ công việc nhà nước nhưng hai năm sau đó quay trở lại với vai trò Thứ trưởng Bộ Kinh tế Nga. 2007 được coi là năm bước ngoặt đối với bà Nabiullina khi bà bất ngờ được Tổng thống Putin bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Kinh tế. Bà đã giữ vị trí này cho đến năm 2012, bà trở thành cố vấn kinh tế trực tiếp cho Tổng thống Putin.

Vai trò người dẫn dắt của bà càng được thể hiện rõ nét vào năm 2013 khi Tổng thống Putin bổ nhiệm bà là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR). Điều này đã giúp bà trở thành người phụ nữ đầu tiên điều hành ngân hàng trung ương trong G8 (nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Nga).

Dưới sự lèo lái quyết đoán, mạnh mẽ và linh hoạt của bà, CBR đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng và đối phó với các thách thức kinh tế lớn.

“Bà đầm thép” chèo lái kinh tế Nga vượt qua sóng gió - ảnh 1
Bà Nabiullina. Ảnh Reuters

Năm 2014, khi Nga đối mặt với cú sốc kinh tế do giá dầu sụt giảm và các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Nabiullina đã quyết định nâng lãi suất lên 17% để kiểm soát lạm phát. Chính sách này đã giúp giảm tỷ lệ lạm phát xuống dưới 4% vào giữa năm 2017, mức thấp nhất trong thời kỳ hậu Xô Viết.

Bên cạnh đó, bà còn tiến hành một cuộc thanh lọc toàn diện trong ngành ngân hàng Nga, thu hồi khoảng 400 giấy phép ngân hàng và đóng cửa 1/3 số ngân hàng yếu kém. Điều này đã giúp cải thiện tính minh bạch và ổn định của hệ thống tài chính Nga.

Tầm ảnh hưởng quốc tế

Bà Nabiullina không chỉ được công nhận trong nước mà còn được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao. Năm 2015, bà được tạp chí Euromoney vinh danh là "Thống đốc Ngân hàng Trung ương của năm". Christine Lagarde, cựu Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế còn ca ngợi bà Nabiullina là có khả năng làm cho "các ngân hàng trung ương trở nên nổi tiếng". Tờ The Wall Street Journal còn khẳng định rằng bà Nabiullina rất cứng rắn, "là một 'bà đầm thép' trong việc chống lạm phát".

Tờ Business Insider thì đánh giá bà Nabiullina đã thành công trong việc ổn định nền kinh tế Nga, bất chấp những áp lực kinh tế khổng lồ từ các lệnh trừng phạt. Nhiều chuyên gia khác cũng đánh giá cao vai trò của bà Nabiullina trong việc nâng đỡ nền kinh tế Nga, cho rằng bà là hình mẫu về cách ứng phó với áp lực từ các lệnh trừng phạt bên ngoài.

Sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát, phương Tây đã có hàng loạt lệnh trừng phạt rất mạnh mẽ vào nền kinh tế Nga. Thậm chí, bản thân bà Nabiullina cũng nằm trong danh sách trừng phạt.

Tuy nhiên, nhờ các quyết sách kịp thời và nhất quán của bà, nền kinh tế Nga vẫn đứng vững. Theo các nghiên cứu được Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat) công bố, tăng trưởng của nền kinh tế nước này năm 2023 tăng lên 3,6%.

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính tăng trưởng kinh tế Nga vào khoảng 3%. Với bức tranh kinh tế khả quan của Nga trong năm 2023, IMF cho rằng, tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2024 của nước Nga sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Nga cũng đang được giữ ở mức thấp kỷ lục trong khi mức lương của người lao động được tăng đều đặn.

Elvira Nabiullina là một hình mẫu của người lãnh đạo ngân hàng trung ương hiện đại. Bà đã và đang làm những gì cần thiết để bảo vệ và phát triển nền kinh tế Nga, ngay cả khi phải đối mặt với những thách thức lớn từ cả trong và ngoài nước. Sự tái bổ nhiệm của bà vào năm 2022 cho thấy sự tin tưởng và đánh giá cao từ phía Chính phủ Nga đối với những đóng góp của bà.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

(PNTĐ) - Giữa những băng tuyết lạnh giá của vùng cực Bắc, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống âm hàng chục độ C, có một người phụ nữ âm thầm theo chân các nhà khoa học, ghi lại từng khoảnh khắc trong cuộc chiến với thời gian và khí hậu. Đó là Esther Horvath – nhiếp ảnh gia người Hungary, người đã dùng máy ảnh như một công cụ kể chuyện, đưa những vấn đề sống còn của hành tinh ra ánh sáng bằng những khung hình đầy cảm xúc.
Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

(PNTĐ) - Trong số rất nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi ra mắt gần đây, Cây mận ngọt nhất trái đất từng đến vịnh Hạ Long (NXB Kim Đồng) của nhà báo, tác giả Tiểu Phong (bút danh văn học của Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê Hưng Yên) nổi bật lên như một lời thì thầm đầy dịu dàng nhưng ám ảnh, không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà còn làm lay động trái tim của những người lớn từng tổn thương.
Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

(PNTĐ) - Ngày 12/6, Bộ Công an phối hợp Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Diễn đàn quốc tế “Tăng cường sự tham gia của nữ sĩ quan cảnh sát trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”. Sự kiện là dấu mốc quan trọng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Bộ Công an Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò của nữ sĩ quan Công an nhân dân trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.
Từ người mẫu gây tranh cãi đến biểu tượng hoàng gia

Từ người mẫu gây tranh cãi đến biểu tượng hoàng gia

(PNTĐ) - Công nương Sofia, Nữ Công tước xứ Värmland, là vợ của Hoàng tử Carl Philip – con trai thứ hai của Quốc vương Carl XVI Gustaf của Thụy Điển. Không xuất thân từ tầng lớp quý tộc hay danh gia vọng tộc, Sofia từng gây tranh cãi dữ dội vì quá khứ làm người mẫu với những hình ảnh gợi cảm. Tuy nhiên, điều khiến người ta nể phục là cách cô vượt qua định kiến, chứng minh rằng xuất thân không thể định đoạt tương lai.