Hỗ trợ 1.000 nữ doanh nhân cùng đất nước tái mở cửa nền kinh tế

Chia sẻ

Xuất phát từ thực tế các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, mối quan hệ đối tác này hướng tới thúc đẩy sự ổn định ngắn hạn và tăng trưởng dài hạn.

Tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có xu hướng gia tăng tại Việt NamTỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có xu hướng gia tăng tại Việt Nam.

Nữ doanh nhân chính là một trong những nhóm đối tượng thuộc tuyến đầu trong công cuộc phục hồi nền kinh tế đất nước, trong bối cảnh cộng đồng và các doanh nghiệp tại Việt Nam đang dần hoạt động trở lại sau khi hết giãn cách xã hội vì dịch bệnh Covid-19.

Mới đây, Mastercard cùng Trung tâm Phát triển Toàn diện Mastercard hợp tác với tổ chức phi chính phủ CARE để đem đến những hỗ trợ trực tiếp về tài chính lẫn tư vấn chuyên môn giúp 1.000 phụ nữ là chủ các doanh nghiệp siêu nhỏ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phục hồi mạnh mẽ, và sau đó là tăng trưởng toàn diện, lâu dài và bền vững.

Theo Chỉ số Nữ doanh nhân của Mastercard mới đây, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Việt Nam cũng đạt điểm số tương đối cao ở một số chỉ số như chỉ số bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, tiếp cận tài sản và kiến thức tài chính. Tuy nhiên, tỉ lệ “sợ thất bại” trong cộng đồng nữ doanh nhân Việt khá cao, cho thấy tình trạng dễ bị tổn thương tiềm ẩn có khả năng cản trở tiến bộ và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn do tình hình bất ổn gần đây.

Trong gói hỗ trợ lần này, một phần sẽ được giải ngân dưới hình thức tiền cứu trợ khẩn cấp và chuyển khoản điện tử nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và không chính thức khởi động vận hành khi nền kinh tế mở cửa trở lại, đồng thời cũng giúp phụ nữ có điều kiện linh hoạt để hỗ trợ tài chính cho gia đình mình. Bên cạnh việc trợ giúp gần như ngay lập tức như vậy cho các nữ doanh nhân, các đối tác sẽ phối hợp cùng nhau để giúp các doanh nghiệp này phát triển, tạo sự ổn định và nhiều cơ hội việc làm, từ đó mang lại lợi ích cho cộng đồng trong tương lai.

“Việt Nam đã vượt qua ảnh hưởng y tế do đại dịch Covid-19 gây ra một cách thành công và kiên cường. Hành trình phục hồi kinh tế tuy khả thi nhưng cần bắt đầu từ các chủ doanh nghiệp nhỏ - thành phần kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chúng tôi sẽ tái khởi động 1.000 doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, giúp họ vực dậy từ ảnh hưởng kinh tế của đại dịch. Ngay bây giờ, chúng tôi sẽ cùng nhau hỗ trợ và để tái thiết tốt hơn, bình đẳng hơn, và bao trùm hơn.” - bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia của CARE Quốc tế tại Việt Nam, chia sẻ.

Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, nhận định: “Trong thời điểm bất ổn hiện nay, chúng ta cần hỗ trợ tất cả tầng lớp trong xã hội để tái mở cửa nền kinh tế một cách bao  trùm, và để nhanh chóng đạt được mục tiêu này, cần phải trao hỗ trợ trực tiếp đến những người đi đầu trong quá trình phục hồi kinh tế. Hỗ trợ cho 1.000 phụ nữ là chủ các doanh nghiệp siêu nhỏ chính là hỗ trợ nâng quyền phụ nữ nhiều hơn về mặt kinh tế cũng như cách thức những lợi ích này lan tỏa để tác động tích cực, rộng rãi hơn đến các gia đình và cộng đồng. Với sự hợp tác này, chúng tôi cam kết phát huy đầy đủ tiềm năng kinh tế của doanh nhân nữ tại Việt Nam, cũng như tạo ra một xã hội tài chính bao trùm trong kỷ nguyên số, để đảm bảo sự phục hồi mạnh mẽ”.

Sáng kiến trên là bước đi mới nhất trong mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Mastercard và CARE tại Việt Nam. Theo đó, 2 bên sẽ làm việc chặt chẽ với các ngân hàng và công ty công nghệ tài chính trong nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp do nữ làm chủ với mục tiêu là hỗ trợ 1 triệu phụ nữ trên toàn quốc.

QUỲNH ANH

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

(PNTĐ) - Nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường. Tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội; đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo cơ chế thị trường.