Không để người khuyết tật bị bỏ lại phía sau

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tình yêu không phân biệt tuổi tác, trình độ, thân phận, nó dành cho tất cả mọi người, trong đó có cả người khuyết tật. Việc được yêu thương sẽ làm dịu đi nỗi đau, tạo thêm động lực cho họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Không để người khuyết tật bị bỏ lại phía sau  - ảnh 1
Sinh ra với căn bệnh về mắt hiếm gặp, cô Norliana Mohamed Ajam hy vọng tìm được tình yêu bất chấp những khó khăn - Ảnh: SHENTONISTA/ Straits Times

Khuyết tật không là nguyên do của sự đau khổ

Một bộ phận người khuyết tật luôn tự thôi miên bản thân “mình không nên yêu, sẽ chẳng có ai đủ dũng cảm để yêu mình, để đi cùng mình suốt chặng đường đời, mình sẽ chỉ là gánh nặng cho người mình yêu.

Hay cũng có rất nhiều người khuyết tật đã yêu, nhưng lại bị lợi dụng hay đơn giản là bị phản bội, lừa dối khiến họ trở nên tiêu cực khi nhìn vào tình yêu. Có một bộ phận không nhỏ người khuyết tật cho rằng bất hạnh mình gặp phải trong tình yêu là do sự khuyết tật của chính mình.

Tình yêu của những người khuyết tật gắn với 2 chữ cổ tích, bởi tâm lý ca ngợi những điều rất bình thường của người khuyết tật, trong đó có cả tình yêu. Chính định kiến xã hội này đã trở thành rào cản vô hình đối với tình yêu của người khuyết tật.

Đây cũng là vấn đề mà cô gái người Singapore Norliana Mohamed Ajam gặp phải. Người phụ nữ 40 tuổi sinh ra đã phải “sống chung” với một căn bệnh viêm mắt (viêm màng bồ đào) - một căn bệnh về mắt hiếm gặp. Nó khiến cô bị mù mắt trái và mù một phần mắt phải.

Trải qua 3 mối tình không thành, cô vẫn luôn hy vọng mình sẽ có thể ổn định cuộc sống với một người thích hợp và đối diện với câu hỏi: “Bạn bì mù. Tại sao phải đi tìm một mối quan hệ?”.

Gạt đi mặc cảm, cô Norliana chưa khi nào từ bỏ hy vọng tìm được tình yêu đích thực. Cô cũng không để tình trạng mắt cản trở cuộc sống trọn vẹn của mình. Cô là tuyển thủ quốc gia môn bóng ném dành cho người khiếm thị và là thành viên của đội đua thuyền rồng.

Cô chia sẻ: “Chúng tôi có cảm xúc và những nhu cầu bình thường như mọi người khác. Sự khác biệt duy nhất là chúng tôi có những khiếm khuyết. Thế thôi”.

Trước những nỗ lực nhằm giúp người khuyết tật hòa nhập với xã hội, SG Enable - một tổ chức xã hội ở đảo quốc sư tử vẫn đang tìm cách giải bài toán về những khó khăn trong câu chuyện tình yêu của người khuyết tật.

Thành lập phòng khám sức khỏe tâm hồn A Kind Place năm 2021, nhà tâm lý hoc Ooi Sze Jin sau 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhận đinh: “Tôi nghĩ người khuyết tật đang dần bắt đầu cảm thấy được trao quyền nhiều hơn khi xã hội trở nên hòa nhập hơn với họ”.

Tuy nhiên, việc chấp nhận con người thật thực sự là một khó khăn đối với người khuyết tật. Cô Ooi cho hay, nhiều khách hàng của cô chia sẻ, họ từng bị lạm dụng tình dục hoặc tổn thương về mặt tinh thần. Cùng với đó, các thành viên gia trong gia đình của người bạn đời tương lai cũng có thể không chấp nhận được mối quan hệ với những người khuyết tật.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, nhân viên xã hội cao cấp của tổ chức từ thiện SPD, Angela Chung cho biết người khuyết tật thường có vòng kết nối xã hội nhỏ hơn những người khác. Một số người có thể bận tâm hơn đến việc đảm bảo tự túc tài chính hoặc quản lý các vấn đề sức khỏe, từ đó hạn chế khả năng xem xét các mối quan hệ lãng mạn.

Cần thêm nhiều “thần Cupid” cho người khuyết tật

Phòng khám sức khỏe tâm hồn A Kind Place của cô Ooi cung cấp các buổi hội thảo và đào tạo những người khuyết tật có nhu cầu đặc biệt về kỹ năng giao tiếp xã hội, giúp người khuyết tật tự tin giao tiếp với mọi người.

A Kind Place chỉ là một trong số nhiều mô hình hỗ trợ người khuyết tật tại Singapore. Ở đảo quốc sư tử, Hội Người khuyết tật Singapore đã tổ chức chương trình “Tình yêu khác thường” từ năm 2019 đến năm 2023. Được tổ chức dưới hình thức các buổi hội thảo, chương trình này nhắm giáo dục người khuyết tật về giới tính và các mối quan hệ.

Ngoài ra, kênh truyền thông xã hội Our Grandfather Story cũng tổ chức chương trình Love Enabled. Trong đó loạt phim tài liệu tìm hiểu về bối cảnh hẹn hò ở Singapore gồm 6 phần, phát hành trực tuyến năm 2023. Cô Norliana cũng tham gia vào loạt phim này.

Những chuyện tình cổ tích

Nhân viên xã hội cao cấp của tổ chức từ thiện SPD Angela Chung đánh giá dù người khuyết tật có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một nửa của mình nhưng những tia hy vọng chưa khi nào dập tắt với họ.

Đơn cử, trong học kỳ đầu tiên tại Đại học Công nghệ Nanyang, anh Njorn Ng đã gặp được bạn gái của mình và gắn bó với nhau 3 năm nay. Dù mắc chứng tự kỷ, gặp khó khăn trong việc giao tiếp nhưng chàng trai 25 tuổi này đã học cách cư xử trong môi trường xã hội và chuyện tình cảm thông qua phép “thử và sai”, cùng với sự giúp đỡ tận tình từ người bạn gái.

Hay như anh Shalom Lim - bệnh nhận mắc chứng loạn dưỡng cơ Duchenne – căn bệnh hiếm gặp khiếm cơ dần mất đi, hiện tại, chàng trai 28 tuổi đã hẹn hò được hơn 8 tháng với một cô gái khỏe mạnh.

Anh Lim cho hay tình trạng của bản thân giúp anh đánh giá cao tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng mối liên hệ tình cảm lâu dài cùng bạn đời. Anh cho biết: “Tôi tin rằng điều ràng buộc những người yêu nhau phải chung thủy trong tình yêu là sự tin tưởng và cam kết chung mà họ chia sẻ với nhau”.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối

(PNTĐ) - Khớp gối là khớp hoạt dịch, bao gồm thành phần bao hoạt dịch chứa dịch khớp. Dịch khớp cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, thực hiện chức năng bôi trơn, giảm ma sát và hỗ trợ khớp khởi động.
Khó như sống chung với... nhà chồng

Khó như sống chung với... nhà chồng

(PNTĐ) - Nghiên cứu của công ty luật Slater and Gordon (Mỹ) cho thấy, gần 1/3 người được khảo sát xác nhận rằng mâu thuẫn với gia đình chồng là lý do dẫn đến hôn nhân của họ tan vỡ. Trên thực tế,  đúng là việc hòa hợp giữa những người vốn trước kia thuộc về các nếp nhà khác nhau quả không dễ dàng...
Giúp phụ nữ ứng phó với bạo lực trên không gian mạng

Giúp phụ nữ ứng phó với bạo lực trên không gian mạng

(PNTĐ) - Ngày 22/4, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ Công an và Văn phòng Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) tổ chức hội thảo "Phụ nữ, Hòa bình và An ninh mạng - Nâng cao nhận thức, năng lực cho phụ nữ và trẻ em gái trong việc ứng phó với các thách thức trên không gian mạng".
Bà vẫn yêu cháu nhiều

Bà vẫn yêu cháu nhiều

(PNTĐ) - Tranh thủ lúc cháu nội được nghỉ hè, bà khăn gói quả mướp từ quê lên phố chơi với cháu đôi tháng. Đón bà, cô cháu reo lên vui mừng: “Nhà có thêm bà thật là thích vì bà lúc nào cũng là người yêu cháu nhất”.