Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cám ơn nhân viên tuyến đầu hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực giới

Chia sẻ

Theo nhiều báo cáo và nghiên cứu, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đang gia tăng từ 30%-300% trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới . Việc duy trì và đảm bảo các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân của bạo lực không thể bị trì hoãn trong hoàn cảnh này.

Hưởng ứng Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới và chiến dịch toàn cầu 16 Ngày hành động chấm dứt bạo lực giới, 12 lãnh đạo của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã thực hiện một video clip gửi lời cám ơn tới các nhân viên tuyến đầu trong hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực bao gồm: các nhân viên trực đường dây nóng, công tác viên, nhân viên dịch vụ xã hội; nhân viên y tế, bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh, các chuyên gia tâm lý, lực lượng công an, bộ đội, luật sư, cán bộ kiểm sát, toà án,… 

Ảnh chụp từ màn hình videoẢnh chụp từ màn hình video, là lời cảm ơn của LHQ tại Việt Nam đến nhân viên tuyến đầu hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực giới

“Đảm bảo rằng các dịch vụ thiết yếu có chất lượng luôn sẵn có, dễ tiếp cận, giá cả phải chăng cho phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực trong mọi hoàn cảnh là quyết định sống còn! Liên Hợp Quốc sẵn sàng hỗ trợ các nổ lực của Việt Nam nhằm phá vỡ văn hóa im lặng để bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em không được dung thứ mọi lúc và mọi nơi ở Việt Nam” ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh.

CHI ANH

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

(PNTĐ) - Nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường. Tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội; đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo cơ chế thị trường.