Người phụ nữ làm nên cuộc cách mạng tối giản trong thời trang

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Phoebe Philo - nhà thiết kế thời trang lọt vào top 25 người phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất năm 2023 do tạp chí Financial Times bình chọn đã làm nên cuộc cách mạng tối giản trong thời trang bằng chính những nỗ lực không mệt mỏi của mình.

Phoebe Philo (sinh ngày 25/10/1973) ở Paris và lớn lên ở London. Cô sớm bộc lộ tài năng của mình khi ở tuổi 14, cô bắt đầu thiết kế quần áo sau khi nhận được một chiếc máy may làm quà sinh nhật từ cha mẹ. Philo tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Central Saint Martins ở London năm 1996 với tác phẩm được tờ The Guardian sau này mô tả là "có sức ảnh hưởng rất lớn với phong cách La-tinh và những bộ sưu tập đồ trang sức bằng vàng khổng lồ".

Với những thành công từ sự nỗ lực và tài năng của mình, Philo nhanh chóng đảm nhiệm vị trí Giám đốc sáng tạo của thương hiệu thời trang nổi tiếng Pháp - Céline từ 2008 đến 2017 và Chloé từ 2001 đến 2006. Dòng sản phẩm cùng tên của bà ra mắt vào năm 2023. Bà được người trong ngành nhận xét là người "chuẩn xác," "kín đáo," "bí ẩn" và có "tầm nhìn rõ ràng".

Được truyền cảm hứng bởi những người theo chủ nghĩa tối giản những năm 1990 như Helmut Lang và Jil Sander, Phoebe Philo đã áp dụng triết lý đó cho phong cách cá nhân cũng như cho dòng thời trang của mình. Trong suốt sự nghiệp, có một điều mà Phoebe Philo không hề thay đổi, đó là: Tình yêu thương vô vị kỉ dành cho phụ nữ và đề cao giá trị của những sáng tạo trong thầm lặng. Những gì bà làm không nhằm tạo ra xu hướng thời trang mà dành tặng cảm giác thoải mái tối thượng cho mọi phụ nữ với thứ họ mặc trên người. Bà từng nói trong một bài phỏng vấn đăng trên tờ Independent rằng: "Tôi thích ý tưởng về việc phụ nữ không thể hiện quá nhiều, kín đáo theo một cách nào đó và được bao bọc bởi sự tĩnh tại".

Người phụ nữ làm nên cuộc cách mạng tối giản trong thời trang - ảnh 1
Nhà thiết kế thời trang Phoebe Philo. Ảnh: Variety

Với quan điểm này, bà luôn tránh trang điểm và thường mặc trang phục đơn giản nhưng vẫn toát lên khí chất và vẻ ngoài ấn tượng, đôi khi chỉ là chiếc áo khoác và quần dài. Người ta có thể dễ dàng nhận ra Phoebe với dáng vóc cao gầy, đôi mắt sâu trầm tĩnh, chẳng ngại ngần khoác vào chiếc jean lưng cao xắn gấu và áo rộng vai thoải mái. Thậm chí, bà còn thích thú mượn âu phục của chồng để tạt ngang phố.

Năm 2009, Phoebe Philo cho ra mắt bộ sựu tập đầu tiên. Bộ sưu tập này nhanh chóng nhận được cơn mưa lời khen từ giới phê bình cũng như khách hàng. Những thiết kế của bà luôn luôn được đánh giá tuyệt đẹp, tinh tế và hiệu quả. Ngoài ra, bà còn cho ra mắt những chiếc quần lụa dài đến mắt cá chân, những chiếc áo khoác rộng rãi lấy cảm hứng từ các thiết kế trang phục nam giới và đôi sandal Birkenstock lót lông.

Khác với nữ quyền cần khẩu hiệu hô hào, Phoebe Philo, tuy kiệm lời nhưng vẫn có cách thể hiện “thanh âm” một cách mạnh mẽ. Trong đó, phong cách cá nhân của Phoebe Philo đã tạo nên những xu hướng mới theo cách ấn tượng nhất. Chủ tịch LVMH (tập đoàn thời trang xa xỉ, sở hữu thương hiệu Céline) Bernard Arnault, mô tả dự án mới của Phoebe Philo là một "cuộc khởi nghiệp phiêu lưu" và nhà thiết kế này là "một trong những nhà thiết kế tài năng nhất của thời đại chúng ta".

Mặc dù các thiết kế của bà thường được gắn với những cụm từ như "tối giản", "thầm lặng", nhưng không vì thế mà nó làm mờ đi sự thật rằng những thiết kế và phong cách sáng tạo của Phoebe Philo luôn chứa đựng những sự táo bạo, mới mẻ tăng dần theo năm tháng. Bà luôn mong muốn những người phụ nữ khi khoác lên mình trang phục do bà thiết kế không chỉ cảm thấy thoải mái nhất, mà họ còn tự tin được là chính mình, thoát khỏi sự bó buộc của các quy chuẩn hay định kiến xã hội về thời trang cũng như về phụ nữ.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

(PNTĐ) - Giữa những băng tuyết lạnh giá của vùng cực Bắc, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống âm hàng chục độ C, có một người phụ nữ âm thầm theo chân các nhà khoa học, ghi lại từng khoảnh khắc trong cuộc chiến với thời gian và khí hậu. Đó là Esther Horvath – nhiếp ảnh gia người Hungary, người đã dùng máy ảnh như một công cụ kể chuyện, đưa những vấn đề sống còn của hành tinh ra ánh sáng bằng những khung hình đầy cảm xúc.
Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

(PNTĐ) - Trong số rất nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi ra mắt gần đây, Cây mận ngọt nhất trái đất từng đến vịnh Hạ Long (NXB Kim Đồng) của nhà báo, tác giả Tiểu Phong (bút danh văn học của Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê Hưng Yên) nổi bật lên như một lời thì thầm đầy dịu dàng nhưng ám ảnh, không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà còn làm lay động trái tim của những người lớn từng tổn thương.
Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

(PNTĐ) - Ngày 12/6, Bộ Công an phối hợp Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Diễn đàn quốc tế “Tăng cường sự tham gia của nữ sĩ quan cảnh sát trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”. Sự kiện là dấu mốc quan trọng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Bộ Công an Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò của nữ sĩ quan Công an nhân dân trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.
Từ người mẫu gây tranh cãi đến biểu tượng hoàng gia

Từ người mẫu gây tranh cãi đến biểu tượng hoàng gia

(PNTĐ) - Công nương Sofia, Nữ Công tước xứ Värmland, là vợ của Hoàng tử Carl Philip – con trai thứ hai của Quốc vương Carl XVI Gustaf của Thụy Điển. Không xuất thân từ tầng lớp quý tộc hay danh gia vọng tộc, Sofia từng gây tranh cãi dữ dội vì quá khứ làm người mẫu với những hình ảnh gợi cảm. Tuy nhiên, điều khiến người ta nể phục là cách cô vượt qua định kiến, chứng minh rằng xuất thân không thể định đoạt tương lai.