Những “bóng hồng” hết mình đam mê khoa học

Bài và ảnh: Mai Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Họ là những người phụ nữ hết mình với đam mê nghiên cứu khoa học, luôn nỗ lực vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để “gặt hái” cho mình những thành tựu xuất sắc, góp phần cải thiện và thay đổi cuộc sống của cộng đồng.

Những “bóng hồng” hết mình đam mê khoa học - ảnh 1
  Ba nhà nữ khoa học đạt Giải thưởng L’Oréal - UNESCO.

 Với những nghiên cứu tiềm năng trong lĩnh vực khoa học vật liệu và khoa học sự sống, 3 nhà khoa học trẻ là nữ của Việt Nam đã được trao Giải thưởng khoa học L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học năm 2023.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài: Điều trị hiệu quả nhờ phát hiện nhanh 
Đề tài đạt Giải thưởng của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài (Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm, Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP HCM) hướng đến các giải pháp giúp giảm tình trạng kháng kháng sinh và tăng hiệu quả điều trị. Nghiên cứu này áp dụng kỹ thuật PCR giọt kỹ thuật số là công nghệ khuếch đại acid nucleic mới được phát triển gần đây. Đây là công nghệ có độ nhạy, độ chính xác, độ lái tập cao, khả năng định lượng vi sinh ngay cả ở nồng độ rất thấp và khả năng hoạt động tốt với các mẫu bệnh phẩm. 

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài cho biết: “Từ năm thứ 2 đại học tôi đã tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vi sinh và miễn dịch. Tốt nghiệp đại học tôi tiếp tục sang Đức để nghiên cứu về vi khuẩn tụ cầu vàng và hệ protein gây miễn dịch của tụ cầu vàng. Sau đó, tôi sang Vương quốc Bỉ để nghiên cứu về các cơ chế kháng thuốc trên vi khuẩn gram âm. Khi trở về Việt Nam với những kiến thức được học, tôi tiếp tục con đường nghiên cứu khoa học về cơ chế kháng thuốc kháng sinh. Nghiên cứu này hướng đến việc phát triển các xét nghiệm mới để phát hiện nhanh sự hiện diện của các gen kháng kháng sinh ngay trên mẫu lâm sàng, hỗ trợ tốt hơn cho các y bác sĩ trong chẩn đoán kháng thuốc và gợi ý sử dụng thuốc. 

Những “bóng hồng” hết mình đam mê khoa học - ảnh 2
 PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài (bên phải) với nghiên cứu của mình.

Ngoài nghiên cứu khoa học, PGS.TS Thu Hoài còn là tác giả và đồng tác giả của 3 chương sách và 72 bài báo với 25 bài báo ISI/Scopus trong lĩnh vực nghiên cứu hệ protein (proteomics) và kháng thuốc. 
TS Trần Thị Kim Chi: 

Muốn thành công phải đam mê và kiên định
Với nghiên cứu tìm hiểu tính chất của thế hệ pin mới không gây hại cho môi trường, chi phí sản xuất thấp, để thay thế cho các loại pin hiện hành, TS Trần Thị Kim Chi (Trưởng phòng Hiển vi điện tử, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) và các cộng sự đã góp phần đưa ra ứng dụng, nhằm tránh được việc khai thác mỏ gây ô nhiễm môi trường của các kim loại chuyển tiếp độc hại trong pin đang sử dụng hiện nay. 

 Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng khoa học Giải thưởng: Những đóng góp của các nhà khoa học nữ được Giải thưởng tôn vinh trong suốt 14 năm qua đã vượt xa ranh giới của phòng thí nghiệm và các bài nghiên cứu, mà đi vào cuộc sống tạo sự thay đổi nhận thức tích cực. Các nhà khoa học nữ đã đối mặt với những thử thách, cũng như thể hiện sự kiên cường và niềm đam mê vượt qua ranh giới của những hiểu biết đã có, góp phần cải thiện và thay đổi cuộc sống của cộng đồng và thể hiện niềm đam mê của họ với nghiên cứu khoa học, đồng thời truyền cảm hứng tiếp bước cho những người khác noi theo. 

Theo TS Trần Thị Kim Chi, làm khoa học không dễ với người nản chí, nhất là nữ giới luôn phải sẵn sàng đối diện với nhiều thách thức, nhiều khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những lúc thất bại. Tuy vậy, mọi khó khăn đều sẽ vượt qua nếu có niềm đam mê và kiên định. 

TS Trần Thị Kim Chi hiện là tác giả của 52 bài báo quốc tế, 23 bài báo trong nước, chủ trì 8 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và quốc gia với hướng nghiên cứu trọng tâm trong lĩnh vực quang - điện tử, và gần đây là nghiên cứu chế tạo cửa sổ điện sắc kết hợp với lưu trữ năng lượng.

GS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung: Luôn đam mê những sản phẩm “xanh”
Sau gần 20 năm làm công tác giảng dạy và nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ, Viện Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; Trưởng bộ môn Hóa lý, khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế) vẫn luôn đam mê làm những sản phẩm liên quan đến hóa học ứng dụng, hóa học xanh và những dưỡng chất thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe cho mọi người. 

Những “bóng hồng” hết mình đam mê khoa học - ảnh 3
 TS Trần Thị Kim Chi đam mê nghiên cứu khoa học.

PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung chia sẻ, nghiên cứu khoa học đạt giải thưởng lần này là nghiên cứu tìm ra các hợp chất tự nhiên có tiềm năng kháng khuẩn, ức chế virus, đóng vai trò là kháng sinh tự nhiên có khả năng thay thế thuốc hiện hành. Mục tiêu của nghiên cứu là sàng lọc các hợp chất tự nhiên từ một số cây dược liệu mới và đặc hữu tại Việt Nam như gừng đen, trứng nhện, tỏi đá Phong Điền, bồ công anh, nấm dược liệu… và khảo sát chi tiết cấu trúc, tính chất hóa học, tính chất dược lý và hoạt tính sinh học của hợp chất tự nhiên. 

Trong quá trình làm nghiên cứu khoa học của mình, PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung đã công bố 37 công trình quốc tế, trong đó có 27 công trình đứng tên đầu, là đồng tác giả của 3 sách chuyên ngành, chủ nhiệm 4 đề tài nghiên cứu khoa học. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

(PNTĐ) - Khi đồng hồ điểm 8h30 sáng ngày 14/4 tại Texas, Mỹ, tên lửa New Shepard của công ty du hành vũ trụ Blue Origin rời bệ phóng, mang theo 6 người phụ nữ can đảm, đánh dấu chuyến bay có phi hành đoàn toàn nữ đầu tiên kể từ sau sứ mệnh của nữ phi hành gia Valentina Tereshkova năm 1963. Trong số đó, một cái tên khiến hàng triệu người Việt Nam tự hào: Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên chính thức bay vào vũ trụ.
Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

(PNTĐ) - Họ là những “bông hồng thép” trong Đại đội nữ lái xe Trường Sơn - đại đội nữ duy nhất đảm nhiệm công việc không kém gì nam giới, nữ cựu thanh niên xung phong trở về từ trong bão lửa chiến tranh, viết nên những trang sử anh hùng trên cung đường huyền thoại. Họ là những người mẹ, người vợ nơi hậu phương suốt bao năm thuỷ chung chờ đợi chồng, cha là chiến sĩ trở về, chấp nhận mất mát, hi sinh để cùng viết lên những câu chuyện tình yêu vượt thời gian… Những câu chuyện của họ thật bình dị mà quá đỗi phi thường, đã khắc hoạ một bức tranh lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.
“Chạm” vào lịch sử để thêm yêu lắm Việt Nam

“Chạm” vào lịch sử để thêm yêu lắm Việt Nam

(PNTĐ) - Dự án "Yêu lắm Việt Nam" được Báo Nhân Dân thực hiện nhằm hưởng ứng và hướng tới Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Tại đây, lần đầu tiên hơn 180 di tích di sản của 63 tỉnh thành của Việt Nam được đưa vào thế giới số, mang đến cho du khách một trải nghiệm du lịch liền mạch giữa thực và số. Và đó cũng là cách thức rất hiệu quả để kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, non sông về một mối.
Kiến tạo ngành phong thái từ học đường đến chuyên nghiệp

Kiến tạo ngành phong thái từ học đường đến chuyên nghiệp

(PNTĐ) - Học Viện Phong Thái Á Đông được thành lập năm 2019 dưới sự dẫn dắt của CEO Nguyễn Quỳnh Trang, là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Phong thái và Khí chất dành cho người phụ nữ Việt Nam. Trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển, Học viện hiện có 2 cơ sở đào tạo chính tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; đào tạo cho hơn 10.000 học viên và hơn 100 đối tác là các doanh nghiệp trên cả nước…