“Những chú kiến dũng cảm” của rừng Amazon

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Được ví như "những chú kiến dũng cảm", đội nữ kiểm lâm của Ecuador tuyên bố sẽ làm tất cả nhằm bảo vệ khu vực của họ trong rừng nhiệt đới Amazon khỏi sự ô nhiễm của các ngành công nghiệp khai thác và những nỗ lực của họ đang mang đến những hiệu quả rõ rệt.

Không chỉ bảo vệ rừng

Là người phụ trách nhóm nữ kiểm lâm "Yuturi Warmi", cô Elsa Cerda (43 tuổi) cho biết phương châm hoạt động của nhóm là: "Luôn vững vàng ở tuyến đầu, thể hiện sự quyết tâm, kiên cường và sức mạnh của phụ nữ bản địa ở Amazon". Cô cho biết trong tiếng Kichwa bản địa, từ "Yuturi" chỉ một loại kiến ở Amazon với đặc điểm mạnh mẽ, dũng cảm, trong khi "Warmi" nhấn mạnh đến "phụ nữ".

Nhóm "Yuturi Warmi" gồm 154 thành viên, hầu hết là nữ, chịu trách nhiệm tuần tra một vùng đất rộng khoảng 7,8 - 10km2, theo dõi những mối đe dọa từ các hoạt động khai thác mỏ. "Chúng tôi giống như những chú kiến dũng cảm đang cố gắng bảo vệ lãnh thổ của mình"- cô Elsa Cerda nói.

Nhóm nữ kiểm lâm "Yuturi Warmi" được thành lập vào năm 2020 với 35 phụ nữ ở nhiều tầng lớp: nông dân, người nội trợ, nghệ nhân và sinh viên. Những phụ nữ này tổ chức các cuộc gặp hàng tuần nhằm cập nhật những tin tức mới của cộng đồng, cũng như chia sẻ các phương pháp giám sát, phát hiện những hoạt động gây hại cho cộng đồng và đề xuất các giải pháp.

Vấn đề môi trường đang bị khai thác quá mức ở khu vực rừng nhiệt đới Amazon đang ngày càng nóng hơn. Mặc dù vậy, phụ nữ vẫn bị coi là "vô hình" ở khu vực này khi tiếng nói của họ không được lắng nghe và coi trọng. Do đó, các nhóm như "Yuturi Warmi" đang đưa cuộc đấu tranh này lên một cột mốc mới, không chỉ bảo vệ thiên nhiên, mà còn giúp phụ nữ bản địa nhận được những sự công nhận cần thiết, cũng như tăng cường trao quyền cho phụ nữ.

“Những chú kiến dũng cảm” của rừng Amazon - ảnh 1
Cô Elsa Cerda (thứ hai từ phải sang) tại sự kiện nhận giải thưởng vì những cống hiến trong việc bảo vệ lãnh thổ và đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới Amazon. Ảnh: instagram  

Nhóm duy nhất do phụ nữ thành lập và lãnh đạo

Khi các mối đe dọa đối với rừng nhiệt đới Amazon tiếp tục gia tăng, sự hiện diện của lực lượng bảo vệ bản địa ngày càng trở nên quan trọng. Và các nhóm nữ bản địa như "Yuturi Warmi" đang trở nên nổi bật bởi đây là nhóm duy nhất do phụ nữ thành lập và lãnh đạo.

Theo đó, những hình ảnh vệ tinh chụp vào cuối năm 2023 cho thấy các hoạt động khai thác mỏ ở Amazon thuộc Ecuador đã tăng thêm 56km2, đặc biệt 17% hoạt động khai thác là phi pháp. Các hoạt động này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và phúc lợi của con người.

Cô Elsa Cerda cùng các thành viên "Yuturi Warmi" giám sát khu vực mỗi tháng một lần, họ lập kế hoạch tỉ mỉ về khu vực. Các cuộc tuần tra thường kéo dài từ 2-3 ngày, những người phụ nữ trong nhóm của cô phải luôn cảnh giác đề phòng bất kỳ dấu hiệu nào của việc xâm lấn khai thác hoặc suy thoái môi trường. Khi đi tuần tra, họ ghi lại những phát hiện của mình, ghi lại bằng chứng bằng hình ảnh và video để lập danh mục và phân tích khi trở về.

Dữ liệu này đóng vai trò như một công cụ quan trọng trong nỗ lực vận động chính sách và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và quốc tế thông qua mạng xã hội.

Để có thể hoàn thành nhiệm vụ, các thành viên trong nhóm của Elsa Cerda phải trải qua các buổi đào tạo thường xuyên, trong đó những phụ nữ trẻ sẽ dạy các thành viên lớn tuổi hơn cách vận hành những chiếc máy ảnh, điện thoại và máy bay không người lái. Họ không mang theo bất kỳ loại vũ khí nào mà dựa vào sự hiện diện tập thể của mình để ngăn chặn những hành vi phạm pháp. Trong trường hợp chứng kiến hoạt động khai thác trái phép, họ sẽ ưu tiên các biện pháp phi bạo lực như liên hệ với cơ quan chức năng và thu thập bằng chứng.

Tác động của nhóm nữ kiểm lâm "Yuturi Warmi" và những phụ nữ như cô Elsa Cerda đã vượt ra ngoài hoạt động bảo vệ môi trường. Họ tích cực ủng hộ chính sách môi trường bắt nguồn từ rừng rậm, bao gồm bảo tồn văn hóa, bản sắc và môi trường. Tầm nhìn của những người phụ nữ bản địa đã định hình một tương lai bền vững, nhằm tôn vinh cả vùng đất và con người ở đó.

Cô Elsa Cerda cho biết số phận của rừng nhiệt đới Amazon mang ý nghĩa toàn cầu. Một Amazon thịnh vượng đồng nghĩa với một hành tinh hưng thịnh.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

(PNTĐ) - Khi đồng hồ điểm 8h30 sáng ngày 14/4 tại Texas, Mỹ, tên lửa New Shepard của công ty du hành vũ trụ Blue Origin rời bệ phóng, mang theo 6 người phụ nữ can đảm, đánh dấu chuyến bay có phi hành đoàn toàn nữ đầu tiên kể từ sau sứ mệnh của nữ phi hành gia Valentina Tereshkova năm 1963. Trong số đó, một cái tên khiến hàng triệu người Việt Nam tự hào: Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên chính thức bay vào vũ trụ.
Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

(PNTĐ) - Họ là những “bông hồng thép” trong Đại đội nữ lái xe Trường Sơn - đại đội nữ duy nhất đảm nhiệm công việc không kém gì nam giới, nữ cựu thanh niên xung phong trở về từ trong bão lửa chiến tranh, viết nên những trang sử anh hùng trên cung đường huyền thoại. Họ là những người mẹ, người vợ nơi hậu phương suốt bao năm thuỷ chung chờ đợi chồng, cha là chiến sĩ trở về, chấp nhận mất mát, hi sinh để cùng viết lên những câu chuyện tình yêu vượt thời gian… Những câu chuyện của họ thật bình dị mà quá đỗi phi thường, đã khắc hoạ một bức tranh lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.