Phụ nữ châu Phi tiên phong trong sứ mệnh gìn giữ hoà bình

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lực lượng phụ nữ tiên phong tham gia sứ mệnh gìn giữ hoà bình tại các khu vực thường xảy ra bất ổn về an ninh, xung đột ở châu Phi đã đóng vai trò không thể thiếu trong công tác đảm bảo an toàn và hỗ trợ cộng đồng địa phương tái thiết sau các cuộc xung đột.

Bình đẳng giới trong lực lượng gìn giữ hoà bình

Nếu từ năm 1957 đến năm 1989, chỉ có 20 phụ nữ tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) thì tính đến tháng 9/2023, con số này đã là 6.200 người. Tuy nhiên, tiến độ vẫn được xem là diễn ra chậm và đặc biệt thấp trong lực lượng quân sự. Theo đó, trong số hơn 70.000 quân nhân gìn giữ hòa bình, chỉ có chưa đến 10% là phụ nữ. Hơn một nửa số phụ nữ này đến từ châu Phi.

Trong số hơn 120 quốc gia đóng góp vào cả quân đội và cảnh sát thì Ai Cập, Ethiopia, Ghana, Rwanda, Senegal, Nam Phi và Zambia là những quốc gia có đóng góp lớn nhất cho lực lượng nữ quân nhân gìn giữ hòa bình hiện nay ở châu Phi.

Thực hiện bình đẳng giới - đặc biệt là giữa các cấp bậc trong lực lượng gìn giữ hoà bình luôn là ưu tiên hàng đầu của LHQ. Rất nhiều sáng kiến đã được tổ chức lớn nhất thế giới này đưa ra trong những năm qua. Trong đó, nổi bật là khuyến khích các quốc gia có đóng góp các lực lượng quân đội và cảnh sát tăng cường triển khai thêm nhiều phụ nữ tham gia gìn giữ hoà bình.

Phụ nữ châu Phi tiên phong trong sứ mệnh gìn giữ hoà bình - ảnh 1
Zoungrana tại giải thưởng Trailblazer - Giải thưởng tôn vinh phụ nữ và những người có đóng góp lớn cho hòa bình, công bằng và an toàn của cộng đồng. Ảnh: UN

"Thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bình đẳng giới được thực hiện. Do đó, chúng ta cần tiếp tục xóa bỏ những định kiến giới, sự phân biệt đối xử và chú ý đến những tiến bộ, cũng như tăng cường sự hòa nhập của phụ nữ trong các lực lượng an ninh toàn cầu", Thiếu tướng người Ghana, Faustina Anokye, Phó Chỉ huy Lực lượng của Phái bộ LHQ ở Tây Sahara cho biết.

Những phụ nữ tiên phong

Năm 2022, đại úy Esinam Baah là 1 trong 173 nữ nhân viên gìn giữ hòa bình người Ghana phục vụ trong Phái bộ lâm thời của LHQ tại Lebanon. Cô cũng là một trong 6.200 nữ quân nhân gìn giữ hòa bình đang phục vụ trong các phái bộ gìn giữ hòa bình trên thế giới. Những người phụ nữ này được ví như "những người mang lại niềm hy vọng và sự bảo vệ" cho hàng triệu dân thường, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em.

Trong hơn một năm qua, nhóm lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đến từ Ghana do đại úy Esinam Baah dẫn đầu thường xuyên tuần tra khu vực biên giới giữa Lebanon và Israel. Họ còn đến thăm các khu dân cư, các gia đình trên địa bàn tuần tra nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực.

Là một nữ quân nhân gìn giữ hoà bình, Téné Maimouna Zoungrana, đến từ Burkina Faso đã phục vụ trong Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại Cộng hòa Trung Phi cho biết: “Cùng với những phụ nữ tiên phong khác, chúng tôi có nhiệm vụ phá bỏ các định kiến giới và rào cản đối với phụ nữ trong lĩnh vực an ninh”. Zoungrana đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập đội phản ứng nhanh gồm toàn phụ nữ.

Cô còn phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ quản giáo cho nhà tù Trung tâm Ngaragba - nơi được coi là nhà tù lớn và khét tiếng nhất Bangui - Thủ đô của Cộng hoà Trung Phi.

Những phụ nữ gìn giữ hòa bình như Téné Maimouna Zoungrana và Esinam Baah đã đóng vai trò quan trọng, trở thành hình mẫu cho nhiều phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực châu Phi. Công việc của họ không chỉ đảm bảo an ninh cho cộng đồng, mà còn giúp phá bỏ các rào cản giới, thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ địa phương xây dựng sự tự tin của mình bằng cách đảm nhận các vai trò trong lĩnh vực an ninh.

Ngoài ra, việc phụ nữ tham gia vào các lực lượng gìn giữ hoà bình cũng sẽ thúc đẩy các chương trình tiếp cận nhạy cảm giới được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái. Những công việc của các nữ nhân viên gìn giữ hòa bình đã và đang có nhiều tác động lớn, đặc biệt đến cuộc sống của hàng ngàn phụ nữ và trẻ em gái địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

(PNTĐ) - Giữa nhịp sống sôi động và hiện đại của thủ đô London, Vương quốc Anh hình ảnh đoàn người Việt Nam trong những bộ Việt phục truyền thống qua các thời kỳ lịch sử – từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình , ngũ thân, áo dài, áo yếm, cho đến những thiết kế cách tân tinh tế – đã tạo nên một khoảnh khắc thực sự đẹp đẽ và xúc động.
Ngày Dân số thế giới (11/7):  Việt Nam khuyến sinh để ứng phó với già hóa dân số

Ngày Dân số thế giới (11/7): Việt Nam khuyến sinh để ứng phó với già hóa dân số

(PNTĐ) - Tuổi kết hôn tăng, tỷ lệ kết hôn giảm và xu hướng sinh con muộn hay thậm chí ngại sinh con đang là những yếu tố chính khiến Việt Nam có nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế. Đứng trước tốc độ già hóa dân số nhanh và nỗi lo Việt Nam sớm trở thành quốc gia dân số già, những nỗ lực khuyến sinh đã và đang được triển khai.
Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

(PNTĐ) - Chiều 24/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Hội LHPN huyện Ứng Hòa và nhà tài trợ Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Phúc Hoàng An đã tổ chức trao tặng thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng cho Trạm y tế xã Kim Đường (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.