Phụ nữ Việt Nam sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu của phụ nữ

Chia sẻ

Phụ nữ là lực lượng tiên phong trong các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm rủi ro thiên tai. Do vậy, cần khuyến khích và thúc đẩy các sáng kiến, trao quyền năng về kinh tế cho phụ nữ ở các vùng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và thiên tai.

Mới đây, ngày 9/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (LHPN), Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) với sự hợp tác của Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về biến đổi khí hậu tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề: “Phụ nữ Việt Nam tham gia hành động ứng phó biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai”.

Quang cảnh hội thảoQuang cảnh hội thảo

Đây là hoạt động hưởng ứng Ngày dành riêng cho Giới tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). Với chủ đề: Phụ nữ Việt Nam tham gia hành động ứng phó biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai (BĐKH và GTRRTT), hội thảo mong muốn quảng bá hình ảnh và đóng góp của phụ nữ Việt Nam vào đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) và kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động tích cực trong lĩnh vực Giới và Biến đổi khí hậu cùng chung tay thúc đẩy bình đẳng giới trong ứng phó với BĐKH, GTRRTT.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương nhấn mạnh, biến đổi khí hậu đã và đang trở thành thách thức lớn nhất đối với môi trường sống hiện nay cũng như tương lai của toàn thế giới.

Đến nay, bình đẳng giới và biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai được quan tâm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là cách tiếp cận trong các can thiệp về ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những định kiến giới đối với vai trò, năng lực và đóng góp của phụ nữ trong các hoạt động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tại hội thảo đã diễn ra các phiên thảo luận xung quanh chủ đề: Thực trạng vấn đề giới trong các chính sách về biến đổi khí hậu ở Việt Nam; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; vai trò và sự tham gia của mạng lưới phụ nữ tiên phong ứng phó với biến đổi khí hậu; những khoảng cách trong vấn đề giới ảnh hưởng tới sự tham gia của phụ nữ…

Các đại biểu dự hội thảo bằng hình thức trực tuyếnCác đại biểu dự hội thảo bằng hình thức trực tuyến

Qua đó, trao đổi kinh nghiệm, tìm ra những cách thức bền vững đề thúc đẩy bình đẳng giới trong ứng phó với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực về bảo vệ nguồn nước, quản lý rác thải, sáng kiến dựa vào cộng đồng và hệ sinh thái, nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh.

Đồng thời, các đại biểu cũng đưa ra những kiến nghị về xây dựng chương trình tăng cường năng lực kỹ thuật cho các tổ chức phụ nữ, phụ nữ cộng đồng, nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số về thích ứng biến đổi khí hậu; khuyến khích và thúc đẩy sáng kiến do phụ nữ khởi xướng hoặc phụ nữ làm chủ, tạo cơ hội để phụ nữ tiếp cận các nguồn lực tài chính, trao quyền năng về kinh tế cho phụ nữ ở các vùng, ngành, nghề dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và thiên tai…

HẢI CHI

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

(PNTĐ) - Nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường. Tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội; đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo cơ chế thị trường.