Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tết Nguyên đán, lễ hội quan trọng bậc nhất tại nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên... thu hút sự tham gia của hơn một tỷ người trên toàn cầu mỗi năm.

Hàn Quốc

Khi nhắc đến Tết Nguyên đán, nhiều người thường liên tưởng đến phong bao lì xì và múa lân, tuy nhiên, theo Leah Hyein Na, giám đốc sản xuất của SBS Hàn Quốc, mỗi nền văn hóa lại sở hữu những nét độc đáo riêng biệt.

Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ - ảnh 1
Du khách đổ về Cung điện Gyeongbok trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025 ở Seoul. (Ảnh: Yonhap)

Bà Na chia sẻ: “Màu đỏ không phải là gam màu chủ đạo trong Tết Nguyên đán của người Hàn Quốc”.

“Tương tự như Hanbok, trang phục truyền thống của chúng tôi, có vô vàn màu sắc khác nhau như hồng, xanh lá, xanh lam, thậm chí cả màu đen”.

Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ - ảnh 2
Trình diễn máy bay không người lái mừng năm mới ở thành phố Busan. (Ảnh: Yonhap)
Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ - ảnh 3
Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ - ảnh 4
Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ - ảnh 5
Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ - ảnh 6

Các con giáp theo từng năm ở Hàn Quốc cũng gắn liền với những màu sắc nhất định. Năm 2025 được biết đến là Năm Rắn Xanh.

Ẩm thực đóng vai trò then chốt trong dịp Tết của người Hàn Quốc. Món ăn truyền thống không thể thiếu là canh bánh gạo tteokguk.

Trung Quốc

Tết Nguyên đán tại Trung Quốc bắt đầu bằng kỳ nghỉ lễ dài ngày, tạo điều kiện cho mọi người về quê sum họp và thăm hỏi người thân.

Trên khắp đất nước tỷ dân, mỗi vùng miền lại có những phong tục truyền thống riêng biệt để đón Tết.

Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ - ảnh 7
Đền Wuhou (Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc) trang hoàng đón Tết. (Ảnh: ECNS)

Tại Hồng Kông, các hoạt động kỷ niệm thường được tổ chức tại Công viên Victoria. Mâm cỗ ngày Tết ở Hồng Kông không thể thiếu hải sản, đặc biệt là bào ngư.

Ivan Leung, đại diện của SBS Cantonese, chia sẻ đây là khoảng thời gian bận rộn nhất trong năm. “Tôi có bốn người chú, đồng nghĩa với việc tôi sẽ có bốn bữa tiệc liên tiếp trong bốn ngày Tết để đến thăm từng người”.

Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ - ảnh 8
Đèn lồng rực sáng trên khắp các con phố ở Trung Quốc. (Ảnh: ECNS)

Giáo sư Xiaohuan Zhao, nhà Hán học từ Đại học Sydney, cho biết ẩm thực Tết Nguyên đán ở Trung Quốc chứa đựng nhiều ý nghĩa biểu tượng.

Người Trung Quốc tin rằng việc thưởng thức bánh bao, há cảo – những món ăn có hình dáng tựa đồng xu cổ – sẽ mang lại may mắn và tài lộc.

Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ - ảnh 9

Ông nhấn mạnh: “Bữa tối đoàn tụ gia đình là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất của Tết Nguyên đán”.

Các hoạt động truyền thống khác bao gồm đốt pháo hoa, múa lân, tặng lì xì và thưởng thức lễ hội đèn lồng…

Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ - ảnh 10
Tiệc Tết truyền thống ở Chiết Giang. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Các quốc gia Nam Á

Hướng về phía nam, các cộng đồng Phật giáo tại Nepal, Ấn Độ, Bhutan và Tây Tạng cũng tưng bừng đón Tết.

Lễ hội này được gọi là Lhosar, và thời gian tổ chức có thể khác nhau giữa các cộng đồng do dựa trên lịch âm riêng, nhưng thường rơi vào khoảng thời gian gần với Tết Nguyên đán ở Đông Á.

Tên gọi Tết cũng đa dạng giữa các cộng đồng. Cộng đồng Gurung gọi là Tamu Lhosar, cộng đồng Tamang là Sonam Lhosar, và cộng đồng Sherpa là Gyalpo Lhosar.

Tương tự Đông Á, mỗi năm âm lịch tại các cộng đồng này cũng được đại diện bởi một con giáp, mặc dù có sự khác biệt nhỏ về các con vật, bao gồm bò, mèo, đại bàng và hươu.

Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ - ảnh 11
Lễ Lhosar.

Dil Tamang, một trong những người sáng lập Hội Tamang Sydney, chia sẻ rằng lễ hội Lhosar thường bắt đầu bằng nghi thức thanh tẩy, trước khi bạn bè và gia đình tụ họp để thưởng thức âm nhạc, nhảy múa và cùng nhau dùng bữa với món bánh chiên giòn khapse đặc trưng.

“Vào sáng sớm ngày đầu năm, chúng tôi dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và xông hương mọi ngóc ngách trong nhà. Sau đó, chúng tôi treo cờ quanh nhà, thực hiện các nghi lễ thờ cúng, tụng kinh và tưởng nhớ tổ tiên”, ông Tamang cho biết thêm.

Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ - ảnh 12
Người dân tất bật sắm Tết ở Manila (Philippines). (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ - ảnh 13
hủ tướng Singapore Lawrence Wong tặng quà Tết cho nhân viên sân bay Changi. (Ảnh: Straitstimes)

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI năm 2025 tại Hà Nội, sáng 19/7/2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có buổi gặp gỡ với hơn 70 đại biểu là trí thức trẻ Việt Nam từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về dự Diễn đàn.
Việt Nam hợp tác bền bỉ giúp Mỹ tìm kiếm quân nhân mất tích thời chiến tranh

Việt Nam hợp tác bền bỉ giúp Mỹ tìm kiếm quân nhân mất tích thời chiến tranh

(PNTĐ) - Chính nhờ sự hợp tác bền bỉ giữa Việt Nam và Mỹ đã giúp Mỹ kiểm kê được 752 trường hợp người Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam, đưa hài cốt của họ trở về với gia đình, qua đó mang lại những câu trả lời được chờ đợi từ lâu và phần nào giúp vơi đi nỗi đau.
Việt Nam truyền đi thông điệp mạnh mẽ về vai trò nhà giáo

Việt Nam truyền đi thông điệp mạnh mẽ về vai trò nhà giáo

(PNTĐ) - Phát biểu trực tuyến chúc mừng nhân dịp Luật Nhà giáo của Việt Nam chính thức được thông qua, ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng: Khi đặt nhà giáo ở vị trí cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp, Việt Nam đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng: Giáo dục đóng vai trò then chốt và trong đó những người nuôi dưỡng trí tuệ thế hệ trẻ là quan trọng nhất.