Covid-19 ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của người trẻ

Chia sẻ

Covid-19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng tâm lý lớn đến trẻ em thế giới nói chung và châu Á nói riêng. Các chuyên gia kêu gọi sự quan tâm từ cộng đồng, đặc biệt là từ phía gia đình, người thân nhằm giúp các em tránh những suy nghĩ tiêu cực.

Tỷ lệ trẻ tự tử tăng vọt

Hồi tháng 8 ở Singapore, một nữ sinh đã có ý định tự tử khi bất ngờ lao ra trước mũi tàu hoả. Rất may mắn là thảm kịch đã không xảy ra, toàn bộ đoàn tàu kịp thời dừng lại, cảnh sát đã có mặt để đưa cô gái này đi.

Tuy nhiên, trước đó, hồi tháng 5, một thiếu niên khác ở Tokyo có hành động tương tự lại không được may mắn như vậy, cô ra đi ở tuổi 16. Cảnh sát cho biết cô gái này để lại một bức thư tuyệt mệnh trong túi xách. Cái chết của cô là một trong số hàng trăm vụ trẻ em tự tử đã xảy ra ở Nhật Bản kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Trên khắp châu Á, tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên đang tăng vọt. Một phần nguyên nhân do việc học tập phải chuyển sang hình thức trực tuyến, bị cách ly khỏi bạn bè và phải chứng kiến cha mẹ vật lộn với nỗi lo cơm áo trong bối cảnh đại dịch.

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, 499 vụ tự tử ở trẻ em được ghi nhận vào năm ngoái, đa phần là trẻ em từ 7-18 tuổi. Con số này cao hơn 25% so với năm 2019 và cao hơn 73% so với 289 trường hợp tử vong của năm 2016.

Tại Singapore, tỷ lệ tự tử ở những người trong độ tuổi 10-19 đã tăng từ 4/100.000 người vào năm 2019 lên 5,5/100.000 vào năm ngoái. Valerie Lim, người điều hành Tổ chức Hỗ trợ Người mất tích tại Singapore cho biết: có sự gia tăng rõ rệt về số cuộc gọi đến đường dây nóng của tổ chức, đa phần là của các phụ huynh có con mất do tự tử trong đại dịch.

Còn tại Malaysia, 1/4 trong tổng số 266 vụ tự tử được ghi nhận từ khoảng giữa tháng 3 năm ngoái, tức là khi đất nước bắt đầu thực hiện phong toả và tháng 10 năm đó liên quan đến thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi.

Một cuộc khảo sát được thực hiện hồi tháng 5-6 với gần 2.400 thanh niên Indonesia độ tuổi từ 18 đến 24 cho thấy, khoảng một nửa trong số họ đã từng nghĩ đến việc tự làm tổn thương bản thân hay tệ hơn là tìm đến cái chết.

Bộ Y tế Thái Lan đã ghi nhận 141 vụ tự tử ở những người tuổi từ 10-19 trong năm ngoái, con số này tăng 30% so với năm 2019 và cao hơn mức tăng 20-25% trong tổng số vụ tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên của đất nước này. Tiến sĩ Varoth Chotpitayasunondh, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Quốc tế thuộc Cục Sức khỏe Tâm thần Thái Lan cảnh báo con số có thể còn tồi tệ hơn nữa, vì những con số hiện tại chỉ thể hiện “những tác động ngắn hạn từ đại dịch đối với người trẻ” nhưng “về lâu dài, chúng tôi đang đối mặt với những điều chưa biết và chúng tôi phải chuẩn bị cho nó”, ông nói.

Trẻ em phải gánh chịu những tiêu cực từ đại dịch nhất là về vấn đề học tập, sức khỏe tâm thầnTrẻ em phải gánh chịu những tiêu cực từ đại dịch nhất là về vấn đề học tập, sức khỏe tâm thần (Ảnh: SCMP)

“Liều thuốc” cho giới trẻ

Theo các chuyên gia sức khỏe tâm thần, những người trẻ tuổi thường phải vật lộn nhiều hơn so với người lớn để thích nghi với cuộc sống đại dịch. Tiến sĩ Lim Boon Leng, bác sĩ tâm thần ở Singapore cho biết, đại dịch không chỉ khiến việc học ở trường và đôi khi là cuộc sống gia đình trở nên khó khăn, căng thẳng hơn, mà các biện pháp giãn cách xã hội cũng khiến giới trẻ không thể tiếp cận với mạng lưới hỗ trợ của bạn bè và các hoạt động xã hội.

Bộ Sức khỏe Tâm thần Thái Lan cho rằng, cần có nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần tận tụy hơn, vì hiện chỉ có ít hơn 900 người làm việc với trẻ em và thanh thiếu niên trên cả nước (tỷ lệ 8,54/100.000 trẻ em).

Jinda Chaipon thuộc Tổ chức Childline Thái Lan, người điều hành đường dây trợ giúp 24 giờ cho trẻ em dưới 18 tuổi, cho biết, điều mà những người trẻ thực sự cần chỉ là được lắng nghe và thông cảm. “Thế giới của trẻ em rất nhỏ, chúng chỉ cần bạn bè và gia đình của chúng”; “Sẽ không phải là ngày tận thế nếu người lớn dành thời gian để lắng nghe chúng”, Chaipon nói.

Vì vậy, cha mẹ cũng như nhà trường cần phải có những động viên các em kịp thời, kết hợp cùng sự lắng nghe và thấu hiểu chính là liều thuốc tốt nhất giúp trẻ bình an đi qua dịch bệnh.

PHÚ ĐỖ

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(PNTĐ) - Ông Phạm Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đáng chú ý, ông Phạm Thanh Bình được tiến cử làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc với thời hạn nhiệm kỳ 5 năm thay cho ông Phạm Sao Mai.
Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

(PNTĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran tiếp tục ra thông báo khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang phức tạp giữa Israel và Iran. Đồng thời, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, Israel cam kết bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam.