Ghi dấu thành công của các nữ lãnh đạo

Chia sẻ

Một công trình nghiên cứu mang tên "Các nhà lãnh đạo nữ làm tốt hơn (nam giới) trong việc chiến đấu với đại dịch" mới được công bố gần đây của các nhà kinh tế Anh nhận định, Covid-19 khiến việc phụ nữ làm lãnh đạo vốn đã chịu nhiều áp lực nặng nề bởi định kiến giới giờ đây càng trở nên khó khăn và thách thức hơn bao giờ hết.

Thủ tướng Đức (trái) và Thủ tướng New Zealand (phải) là hai gương mặt nữ lãnh đạo điển hình đã chèo lái đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức.Thủ tướng Đức (trái) và Thủ tướng New Zealand (phải) là hai gương mặt nữ lãnh đạo điển hình đã chèo lái đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. (Ảnh: Int)

Nhưng có một sự thật không thể phủ nhận, đó là trong suốt thời gian bất ổn do đại dịch trong năm 2020, các nữ chính khách tại nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang thể hiện rất tốt khả năng chèo lái đất nước chiến đấu một cách hiệu quả với Covid-19.

Kiềm chế thành công sự lây lan của đại dịch

Ngày 8/6 được người dân New Zealand nhớ đến như một ngày lễ đặc biệt của đất nước khi nữ Thủ tướng Jacinda Ardern chính thức công bố đất nước đã “hết Covid”. New Zealand là một trong số ít quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra được lời tuyên bố có ý nghĩa lớn như vậy. Thành công mà nước này có được là nhờ những bước đi mạnh mẽ trong ứng phó với đại dịch của vị nữ Thủ tướng.

Điều tương tự cũng diễn ra ở Đức, nhờ những chính sách chống dịch mạnh mẽ, đúng đắn và kịp thời của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel mà nước này đã kiềm chế thành công tốc độ lây lan của virus, thậm chí còn tái mở cửa nền kinh tế từ rất sớm trong khi hàng loạt các quốc gia láng giềng thuộc khối Liên minh châu Âu vẫn đang phải gồng mình vật lộn nhằm đối phó với những khủng hoảng bởi đại dịch.

Mặc dù chỉ có vỏn vẹn 19 quốc gia trên thế giới đang được nữ giới lãnh đạo, nhưng ngay trong vài tháng đầu kể từ khi bùng phát dịch bệnh đến nay, hầu hết những "bóng hồng" này đều có điểm chung là đã thành công trong công cuộc chiến đấu chống lại Covid-19 ở đất nước mình.

Tiến sĩ kinh tế Uma Kambhampati tại đại học Reading (Anh) cho biết: “Tầm nhìn rộng, khả năng thấu cảm cùng sự mềm dẻo trong giao tiếp chính là những đặc điểm mấu chốt của nữ giới dù ở trong cuộc sống đời thường hay ở vị trí quyền lực nhất đất nước. Những tính cách đặc thù này của giới nữ hoàn toàn phù hợp để chiến đấu với đại dịch”.

Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu tại những các quốc gia có lãnh đạo là nữ và quốc gia còn lại có lãnh đạo nam nhằm chỉ ra một bức tranh rõ ràng về tính hiệu quả của các chính sách và hành động do các nữ lãnh đạo thực hiện so với các đồng nghiệp nam giới. Điều đáng ngạc nhiên là kết quả luôn cho thấy phụ nữ lãnh đạo tốt hơn nam giới rất nhiều trong công tác phòng chống Covid-19.

Phong cách lãnh đạo khác biệt mà hiệu quả

Nghiên cứu chỉ ra một giả định là: Thông thường, phụ nữ không thích các rủi ro khi đưa ra các quyết định. Xét trong trường hợp cụ thể là đại dịch Covid-19, các nhà nghiên cứu nhận thấy phụ nữ thực sự không sẵn sàng đối mặt với rủi ro nếu chúng có tác động ảnh hưởng đến sinh mạng của người dân. Do đó, họ đã quyết định “bế quan tỏa cảng” đất nước từ rất sớm so với các đồng nghiệp nam nhằm hạn chế dịch bệnh lây nhiễm khi nhận thấy các trường hợp tử vong do dịch bệnh bắt đầu tăng. Đứng trước nghi ngại về các biện pháp phong toả sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, các nữ lãnh đạo lại tiếp tục thể hiện sự linh hoạt và khéo léo của mình khi đưa ra hàng loạt cách quyết sách phù hợp nhằm phục hồi kinh tế cho đất nước. Mặc dù những lo ngại về virus vẫn còn đang hiện hữu nhưng các chính sách mới vẫn được đưa ra một cách nhanh chóng.

Có rất nhiều điều đáng để học hỏi từ kết quả nghiên cứu này. Phụ nữ thường hay được khuyên bảo rằng họ nên học theo đàn ông nếu muốn đạt được thành công. Thế nhưng giờ đây, quan điểm này có lẽ đã đến lúc cần phải thay đổi. Đàn ông nên "bỏ túi" hai bí quyết quan trọng mà bất cứ người phụ nữ nào cũng sẵn có, đó là: Lòng trắc ẩn và phương thức giao tiếp rõ ràng.

Tiến sĩ Kambhampati nhận xét: “Tôi chắc rằng, trong một số trường hợp, lãnh đạo là nam giới có thể làm tốt hơn phụ nữ trong cách giải quyết vấn đề. Nhưng cũng có những trường hợp ngược lại. Nghiên cứu này là lời kêu gọi sự đa dạng hóa và linh hoạt dành cho các nhà lãnh đạo với những phương thức lãnh đạo khác nhau trong các cách tiếp cận khác nhau cho từng hoàn cảnh và điều kiện khác nhau”.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(PNTĐ) - Ông Phạm Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đáng chú ý, ông Phạm Thanh Bình được tiến cử làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc với thời hạn nhiệm kỳ 5 năm thay cho ông Phạm Sao Mai.
Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

(PNTĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran tiếp tục ra thông báo khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang phức tạp giữa Israel và Iran. Đồng thời, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, Israel cam kết bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam.