Một số quốc gia không thể bắt đầu tiêm vaccine COVID-19

Chia sẻ

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết một số quốc gia vẫn chưa tiếp cận được vaccine để bắt đầu tiêm chủng cho nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch COVID-19.

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới phát biểu tại một cuộc họp báo: "Mở rộng quy mô sản xuất và phân phối công bằng vẫn là rào cản lớn để chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch COVID-19. Đó là một điều đáng tiếc là ở một số quốc gia, khi nhân viên y tế và những nhóm người có nguy cơ vẫn chưa hoàn toàn được tiêm chủng”.

Tổng thống Cộng hòa Namibia, ông Hage Geingob, một trong số các nhà lãnh đạo được mời phát biểu tại cuộc họp báo của WHO nhân Ngày Sức khỏe Thế giới, đã chỉ trích nạn phân biệt chủng tộc vắc-xin khiến một số nước buộc phải chờ đợi để bắt đầu chiến dịch tiêm chủng.

Ông Geingob cho biết Namibia đã nhận được vắc-xin từ Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng vẫn đang chờ các loại vắc-xin khác mặc dù đã trả tiền đặt cọc cho họ.

 Tổng Giám đốc WHO lo ngại về thiếu hụt nguồn cung vaccine.Tổng Giám đốc WHO lo ngại về thiếu hụt nguồn cung vaccine.
Một số quốc gia không thể bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 - ảnh 2
Một số quốc gia không thể bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 - ảnh 3

Trước tình hình này, ông Tedros chia sẻ Namibia sẽ nhận được một số liều vắc-xin từ chương trình COVAX do Liên Hợp Quốc hỗ trợ trong khoảng hai tuần tới.

Tại cuộc họp lần này WHO cũng nói rõ không ủng hộ yêu cầu hộ chiếu tiêm chủng để đi du lịch do không chắc chắn liệu việc chủng ngừa có ngăn chặn sự lây truyền của virus hay không, cũng như lo ngại về sự công bằng.

“Chúng tôi không muốn xem hộ chiếu tiêm chủng là yêu cầu nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở giai đoạn này vì chúng tôi không chắc chắn vắc-xin có ngăn ngừa được sự lây truyền hay không” - Người phát ngôn của WHO, Margaret Harris cho biết.

Hiện WHO đang xem xét các loại vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc mà Sinopharm và Sinovac đưa ra để đưa vào danh sách có thể sử dụng khẩn cấp vào khoảng cuối tháng 4. “Nó không đến nhanh như chúng tôi đã hy vọng vì chúng tôi cần thêm dữ liệu” - bà Harris nói và từ chối cung cấp thêm thông tin với lý do bảo mật.

Tháng trước Tổng giám đốc WHO đã kêu gọi các quốc gia có nguồn cung vắc-xin dư thừa tài trợ khẩn cấp 10 triệu liều cho cơ sở COVAX do liên minh vắc-xin GAVI điều hành. Hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ khiến chương trình chia sẻ vắc-xin thiếu nguồn cung cấp vắc-xin AstraZeneca.

HOÀNG GIANG

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.