Nền kinh tế Việt Nam là điển hình của các nước đang phát triển

Chia sẻ

Đó là lời khẳng định của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, ông nhấn mạnh, trong suốt thời gian vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã tự chứng minh là điển hình thành công của một đất nước đang phát triển bằng những kết quả tích cực.

Việt Nam luôn là đối tác đáng tin cậy

Nhân sự kiện Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên Tổng Thư ký LHQ António Guterres, người đứng đầu LHQ khẳng định, Việt Nam là một đối tác tin cậy, vững chắc.

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres khẳng định nền kinh tế Việt Nam là điển hình các nước đang phát triển. (Ảnh: Reuters)Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres khẳng định nền kinh tế Việt Nam là điển hình các nước đang phát triển. (Ảnh: Reuters)

Ông Guterres cho biết bản thân có ấn tượng rất tốt đẹp và sâu sắc với các nhà lãnh đạo, đất nước và con người Việt Nam. Đồng thời, đánh giá cao năng lực của Việt Nam trong việc đảm đương các vị trí quan trọng tại các cơ quan của LHQ, trong đó có vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 và trong các hoạt động gìn giữ hòa bình. Cũng theo ông Guterres, những kết quả tích cực mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian vừa qua là minh chứng điển hình cho thành công của một đất nước đang phát triển. Về phần mình, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ khẳng định, Việt Nam luôn là đối tác đáng tin cậy, có trách nhiệm của LHQ.

Báo chí quốc tế đánh giá kinh tế Việt Nam

Những đánh giá về nền kinh tế Việt Nam của LHQ không phải không có cơ sở, báo chí quốc tế tuần qua đã nêu những thành quả tích cực mà nền kinh tế Việt Nam đạt được, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Hãng thông tấn Reuters trích dẫn đánh giá của giới chuyên gia dự đoán về ngành xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ​​sẽ tăng trưởng 7,4% trong năm nay, lên mức 43,5 tỷ USD. Reuters cho rằng, có được sự tăng trưởng này là nhờ chính sách linh hoạt của Chính phủ về áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh song song với phục hồi hoạt động kinh tế, đặc biệt là từ quý IV năm 2021, ngành dệt may của Việt Nam đã giảm thiểu sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ trình Thư ủy nhiệm lên Tổng Thư ký LHQ. Ảnh: Bộ Ngoại giaoĐại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ trình Thư ủy nhiệm lên Tổng Thư ký LHQ. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Tờ báo chuyên về tài chính lớn nhất thế giới, Nikkei Asia dành bài viết với thời lượng lớn nói về công cuộc tự động hóa các xí nghiệp thông minh tại Việt Nam do Foxconn (Đài Loan) - nhà cung cấp hàng đầu của Apple thực hiện. Theo đó, các nhà máy sản xuất sẽ được trang bị những công nghệ sản xuất tiên tiến nhất như robot, phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, tập đoàn Samsung đã đầu tư thêm 920 triệu USD vào Việt Nam - nơi sản xuất một nửa sản lượng điện thoại thông minh của thế giới, để mở rộng sản xuất bảng mạch, mô-đun máy ảnh và những bộ phận linh kiện khác. Trang tin Artemis nhận định với việc là thành viên thứ tám của Quỹ Bảo hiểm Rủi ro Thiên tai ở Đông Nam Á (SEADRIF), Việt Nam có thể tiếp cận được nhiều giải pháp kỹ thuật và tài chính của khu vực cũng như quốc tế nhằm nâng cao năng lực bảo vệ tài chính đất nước và người dân khỏi tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu. Phnompenh Post dẫn nguồn từ ngân hàng hàng đầu Singapore (DBS), đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhờ là quốc gia được hưởng lợi chính từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) về cắt giảm lệ phí thuế và dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI.

Ngành nông nghiệp Việt Nam cũng được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ khi nhu cầu đối với nông sản và thực phẩm từ Việt Nam ở các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất gia tăng. FreshPlaza đưa tin về những tiềm năng to lớn của các thị trường Úc, Hà Lan và Nhật Bản đối với nông sản khi những loại trái cây ngon và lạ của Việt Nam đang được chào bán với giá cao và được người tiêu dùng ở các thị trường này ưa chuộng.

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19. Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để làm được điều này, theo Ngân hàng thế giới (WB), nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn.

NGỌC LINH (t/h)

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.