“Ngành công nghiệp” livestream bùng nổ trong đại dịch

Chia sẻ

Nếu như trước đây người ta chỉ biết đến phát trực tiếp (livestream) như một tính năng trên các mạng xã hội thì giờ đây, tính năng này đã trở thành một công cụ phổ biến không chỉ giúp giải trí mà còn giúp các streamer (người phát trực tiếp) hái ra tiền.

Việc phải ở nhà do dịch bệnh đã khiến lượng khán giả tìm đến các chương trình livestream như một hình thức giải trí tại gia tăng vọt. Nội dung phát trực tiếp cũng rất đa dạng từ các hoạt động thường ngày, ca hát, cho đến dạy cách chơi trò chơi điện tử hay dạy nấu ăn, làm đẹp...

Bùng nổ giữa đại dịch?

Sáng tạo nội dung không phải là ngành mới xuất hiện, minh chứng là YouTube đã cho phép người dùng kiếm tiền từ chính nội dung mà họ tạo ra, lên đến 5.000 USD nếu video của người dùng đạt 1 triệu lượt xem.

Tuy vậy, ngành “công nghiệp” mới này chỉ thực sự bùng nổ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, những nội dung được phát trực tiếp phản ánh hiện thực cuộc sống dưới các lệnh phong toả, cách ly, đã thu hút rất nhiều người xem.

Asia Innovations Group (AIG), một công ty khởi nghiệp sở hữu dịch vụ phát trực tiếp Uplive và ứng dụng hẹn hò Lamour tại Trung Quốc nhận định, đại dịch diễn ra trong suốt hơn 1 năm qua đã khiến công việc và cuộc sống của nhiều người trở nên không chắc chắn, do đó, nhiều người đã lựa chọn theo đuổi livestream như một nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi như Đông Nam Á.

TikTok, nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội thuộc sở hữu của Công ty ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới năm 2020. Nhà bán lẻ thời trang giá rẻ Shein cũng đang dẫn dắt ngành công nghiệp thời trang toàn cầu nhờ livestream. Không đứng ngoài cuộc, các nghệ sĩ, người nổi tiếng hoặc thậm chí chưa nổi tiếng cũng đang “chạy đua” tìm kiếm các lượt theo dõi trên nhiều nền tảng mạng xã hội cho phép phát trực tuyến khác như Instagram, YouTube, Patreon...

Shu Faye Wong, một streamer trên nền tảng Twitch từ Malaysia, dành từ 4-8 giờ mỗi ngày để chơi game và phát trực tiếp với người hâm mộ.Shu Faye Wong, một streamer trên nền tảng Twitch từ Malaysia, dành từ 4-8 giờ mỗi ngày để chơi game và phát trực tiếp với người hâm mộ.

Không phải miếng bánh béo bở

Nauman Pasha bắt đầu công việc streamer của mình lúc 10 giờ sáng. Anh đeo tai nghe và trò chuyện với hàng trăm người lạ trên Facebook. Pasha trước đây từng là nhà quản lý kỹ thuật số, nhưng anh đã từ bỏ công việc của mình và sử dụng thời gian để chơi các trò chơi điện tử, kể chuyện cười tạo niềm vui cho hơn 43.000 người theo dõi tài khoản của mình từ khắp các nước Bangladesh, Indonesia và Malaysia. 

Báo cáo của công ty sáng tạo We Are Social có trụ sở tại Ý chỉ ra rằng, trong vòng 3 năm trở lại đây, số người dùng mạng xã hội trên thế giới đã tăng với tốc độ “chóng mặt” lên đến 4,2 tỷ vào năm 2020. Trong đó, Đông Nam Á là khu vực phát triển mạnh nhất. Đặc biệt là trong đại dịch, mỗi ngày có hàng ngàn người trẻ tại khu vực này lập mới các tài khoản YouTube, TikTok hay các tài khoản trò chơi trên Facebook.

Nghiên cứu chung của Google, Temasek và Bain cho thấy chỉ riêng trong năm 2020 đã có thêm 40 triệu người dùng Internet mới tại Đông Nam Á, nâng tổng số người dùng trong khu vực lên con số 400 triệu.

Việc ngày càng có nhiều người tham gia kiếm tiền bằng cách phát trực tiếp đã khiến chiếc bánh livestream không còn dễ “xơi” như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Marky Evan là “nick name” của một streamer Singapore. Bên cạnh công việc chính ban ngày là bếp trưởng của một quán cà phê, Marky thường dành 4-5 tiếng từ tối đến đêm để phát trực tiếp, những nội dung thường hay được Marky cho lên sóng là vẽ tranh, hát, đánh đàn guitar, đôi khi là chơi các trò chơi điện tử, tùy thuộc vào tâm trạng và yêu cầu từ người xem. Mặc dù vậy, sự kết hợp giữa quảng cáo, quyên góp từ người xem cũng chỉ giúp Marky kiếm thêm được 500 USD mỗi tháng.

Nauman Pasha cũng cho biết, anh đã từng phải liên hệ với hàng trăm nhà quảng cáo tiềm năng mà chỉ nhận được một câu trả lời. Streamer sẽ có thu nhập cao hơn khi video của họ được các nhà quảng cáo để ý tới. Pasha từ chối nhắc đến việc livestream có giúp anh có thu nhập cao hơn công việc trước đây hay không. Anh chỉ nói rằng livestream giúp anh có cơ hội được gặp gỡ nhiều người mới, khẳng định điều đó đã khiến anh đam mê và muốn “theo đuổi trong suốt phần đời còn lại”.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ đang bị “bỏ rơi” trong kỷ nguyên số

Phụ nữ đang bị “bỏ rơi” trong kỷ nguyên số

(PNTĐ) - Dù sống trong thời đại công nghệ 4.0, quyền được an toàn và tôn trọng của phụ nữ vẫn đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Từ Hàn Quốc đến Tây Ban Nha, hàng nghìn phụ nữ đang là nạn nhân của các hình thức bạo lực tinh vi hơn, ẩn mình trong bóng tối kỹ thuật số và những môi trường tưởng chừng hào nhoáng như điện ảnh. Nhưng thay vì được bảo vệ, họ vẫn đang phải tự chiến đấu trong đơn độc.
Việt Nam - Kazakhstan: Quan hệ song phương bước vào “thời kỳ vàng”

Việt Nam - Kazakhstan: Quan hệ song phương bước vào “thời kỳ vàng”

(PNTĐ) - Từ ngày 5-7/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan theo lời mời của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev. Đây là chặng dừng chân đầu tiên trong hành trình công du châu Âu của Tổng Bí thư, đồng thời là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Việt Nam tới Kazakhstan trong vòng 13 năm và là lần đầu tiên Tổng Bí thư Việt Nam thăm Kazakhstan.
Mở rộng cơ hội hợp tác nghệ thuật toàn cầu

Mở rộng cơ hội hợp tác nghệ thuật toàn cầu

(PNTĐ) - Hội đồng Anh chính thức khởi động vòng đăng ký Chương trình tài trợ "Kết nối thông qua Văn hóa" (Connections Through Culture - CTC) năm 2025, một sáng kiến toàn cầu nhằm thúc đẩy kết nối, hợp tác và đồng sáng tạo giữa các nghệ sĩ và tổ chức nghệ thuật tại Vương quốc Anh với 19 quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu, trong đó có Việt Nam.