Người trẻ Nhật Bản “ngại” sinh con

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Khoảng một nửa số người dưới 30 tuổi chưa lập gia đình ở Nhật Bản không quan tâm đến việc có con.

Đây là kết quả một cuộc khảo sát mới đây của hãng dược phẩm Rohto và công bố, lý do mà họ đưa ra là lo ngại kinh tế không đảm bảo cùng gánh nặng sinh con và nuôi dạy con cái.

Theo khảo sát, trong số 400 người trong độ tuổi 18 đến 29 tuổi được hỏi, có 49,4% cho biết họ không muốn có con. Đây là tỷ lệ cao nhất trong 3 cuộc khảo sát Sách Trắng về sinh sản hằng năm gần đây nhất do Công ty Dược phẩm Rohto thực hiện.

Theo giới tính, 53% số nam giới và 45,6% số phụ nữ được hỏi cho biết họ không quan tâm đến việc trở thành cha/mẹ, viện dẫn những lý do như chi phí nuôi con cao và lo lắng về tương lai của đất nước.

Người trẻ Nhật Bản “ngại” sinh con - ảnh 1
Kinh tế không đảm bảo cùng gánh nặng sinh con và nuôi dạy con cái khiến các cặp vợ chồng Nhật Bản "ngại" có con

Kết quả cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện vào tháng 1 này được đưa ra sau khi dữ liệu của Chính phủ cho thấy số trẻ sinh ra ở Nhật Bản trong năm ngoái đã lần đầu tiên giảm xuống dưới 800.000 trẻ kể từ khi số liệu này được thống kê vào vào năm 1899.

Nhằm đảo ngược xu hướng tỷ lệ sinh giảm ở quốc gia có dân số già hóa nhanh chóng, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập Cơ quan Trẻ em và Gia đình để giám sát các chính sách về trẻ em, bao gồm cả lạm dụng trẻ em và nghèo đói.

Cuộc khảo sát trong tài khóa 2022 của Rohto cho thấy 48,1% số nam giới và phụ nữ đã kết hôn có nguyện vọng sinh con và đang nỗ lực thực hiện mong muốn này. Cuộc thăm dò được thực hiện với 800 cặp vợ chồng trong độ tuổi từ 25 đến 44. Tỷ lệ này đánh dấu sự sụt giảm đáng kể so với mức 60,3% của cuộc khảo sát trong tài khóa 2020. Nguyên nhân có thể là do người chồng/vợ dành ít thời gian hơn cho bạn đời của mình khi cuộc sống dần trở lại bình thường sau đại dịch COVID-19.

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.