Nhà sản xuất vắc xin BioNTech không từ bỏ bằng sáng chế

Chia sẻ

Ugur Sahin, giám đốc điều hành của BioNTech đã từ chối đề xuất của Hoa Kỳ về việc tạm thời dỡ bỏ một số quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin nhằm thúc đẩy nguồn cung toàn cầu trong thời kỳ đại dịch đang diễn ra.

Người đứng đầu công ty dược phẩm của Đức nhận định không cần phải từ bỏ các bằng sáng chế do các nhà sản xuất vẫn có thể sản xuất đủ số liều vắc xin cần thiết cung cấp cho thế giới trong năm tới.

Liên minh Pfizer, BioNTech đã cung cấp vắc xin cho hơn 90 quốc gia - tăng gấp đôi công suất so với dự báo. Sahin tiết lộ: “Công ty hiện đã tăng công suất sản xuất lên 3 tỷ liều vào năm 2021, hơn 40% trong số đó ​​sẽ được chuyển đến các nước có thu nhập trung bình và thấp".

Công ty dược phẩm BioNTech của Đức đã báo cáo lợi nhuận ròng 1,13 tỷ euro, khoảng 1,37 tỷ đô la Mỹ, trong quý đầu tiên của năm nay nhờ doanh thu từ vắc xin Covid-19.Công ty dược phẩm BioNTech của Đức đã báo cáo lợi nhuận ròng 1,13 tỷ euro, khoảng 1,37 tỷ đô la Mỹ, trong quý đầu tiên của năm nay nhờ doanh thu từ vắc xin Covid-19.

Ông cũng cho rằng việc từ bỏ các bằng sáng chế sẽ không làm giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong những tháng tới, lý do được đưa ra là do sự phức tạp của việc sản xuất dựa trên mRNA mà công ty đã phát triển năm ngoái.

BioNTech hiện đang nỗ lực mở rộng mạng lưới sản xuất của mình bằng cách mở thêm các chi nhánh sản xuất tại địa phương; như kế hoạch tại Singapore hợp tác với các nhà sản xuất khác để đảm bảo cung cấp nhiều hơn trong khi vẫn duy trì chất lượng vắc xin.

Sau khi liên minh Pfizer - BioNTech tung ra loại vắc xin đầu tiên được sử dụng rộng rãi trên thế giới và công bố quyền phân phối, doanh thu ước tính đã tăng lên hơn 2 tỷ euro trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, so với chỉ 28 triệu euro cùng kỳ năm ngoái. Với các đơn đặt mới ước tính khoảng 1,8 tỷ liều, dự kiến ​​doanh thu năm 2021 sẽ đạt 12,4 tỷ euro.

Đầu năm ngoái, BioNTech đã chuyển hướng từ nghiên cứu phương pháp điều trị ung thư sang phát triển vắc xin chống lại COVID-19. Giống như đối thủ Moderna, vắc xin của công ty sử dụng công nghệ mRNA để điều khiển hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vi rút.

HOÀNG ANH

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là cam kết nhất quán của Việt Nam

Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là cam kết nhất quán của Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 3/7, Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2025 với chủ đề: “Phụ nữ: Khôi phục giá trị trong thời đại số” đã khai mạc tại thủ đô Berlin, CHLB Đức. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị.
Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin chính thức về ba vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm: phản ứng của Việt Nam trước việc tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); tình hình hỗ trợ công dân Việt Nam tại Iran và Israel; và diễn biến tiếp theo sau điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên quan đến chính sách thuế đối ứng giữa hai nước.
AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

(PNTĐ) - Trong bối cảnh cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gia tăng tốc độ, một làn sóng lo ngại mới đang xuất hiện trong giới công nghệ: các hệ thống AI tiên tiến nhất hiện nay bắt đầu thể hiện hành vi lừa dối, thao túng, thậm chí đe dọa chính những người tạo ra chúng.