Phụ nữ cũng có thể làm tốt những công việc của nam giới

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày nay, nhiều phụ nữ châu Á không những “lấn sân” mà còn đảm nhiệm rất tốt nhiều công việc vốn thường được gắn mác “dành cho phái mạnh”.

Ai cũng có thể chinh phục bầu trời

Những Cơ trưởng là nam giới đã trở thành hình ảnh quen thuộc với nhiều người. Nhưng giờ đây, không khó để có thể gặp được những nữ Cơ trưởng. Khu vực châu Á đã và đang để lại ấn tượng với bạn bè thế giới khi ngày càng có nhiều “bóng hồng” điều khiển những phi cơ đủ loại lớn, nhỏ.

Từ khi còn là một cô gái sinh sống ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), Nivingita Bhasin đã tỏ ra vô cùng kinh ngạc trước những chiếc máy bay. Khi còn đi học, bà thường chăm chú nhìn ra cửa sổ và nuôi dưỡng ước mơ được lái những chiếc máy bay đó. 13 năm sau, quả ngọt đã đến, năm 1989, ở độ tuổi 26, Cơ trưởng Bhasin đã trở thành người phụ nữ trẻ nhất thế giới lái máy bay thương mai. Không chỉ riêng câu chuyện của Bhasin, Ấn Độ cũng được biết đến là quốc gia có tỷ lệ tuyển dụng nữ phi công cao nhất thế giới. 12,5% là con số được đưa ra theo ước tính của Hiệp hội Nữ phi công Hàng không quốc tế. Thế nhưng, để có thể thực hiện được ước mơ “chinh phục bầu trời”, sự hậu thuẫn từ gia đình là vô cùng quan trọng. Đại úy Jul Laiza C. Beran là một ví dụ. Vào năm tới, nữ phi công chiến đấu đầu tiên của Lực lượng Không quân Philippines sẽ nhận được sự giúp đỡ từ gia đình chồng khi sinh con. Tuy nhiên, để đảm bảo công việc, sau khi nghỉ sinh, Beran sẽ phải tiếp tục gồng mình trong một guồng quay mới. Cô phải tham gia đào tạo lại, thực hiện các chuyến bay với người hướng dẫn. Đặc biệt, để có thể chịu được lực hấp dẫn ở độ cao lớn đòi hòi cô cần giữ một sức khỏe thật tốt.

Vất vả, khó khăn là vậy nhưng các nữ phi công luôn cảm thấy hạnh phúc với lựa chọn của mình. “Đây là nơi tôi đáng lẽ nên ở, phía trước máy bay chứ không phải ở phía sau”, cô Suwapich “Windy” Wongwiriyawanich thì thầm với bản thân mình trong buồng lái. Lúc này, nữ Cơ trưởng xuất thân từ một tiếp viên hàng không không còn nhìn thấy đường cong Trái đất mà thay vào đó là một khung cảnh vô cùng ý nghĩa, khi một bên là bầu trời đêm đang lùi dần, bên kia là ánh bình minh ló rạng. Chia sẻ về cơ duyên trở thành một phi công, Suwapich luôn cảm ơn 5 phút kỳ diệu trên chuyến bay từ Thái Lan đến Ấn Độ đã giúp cô đưa ra quyết định để đời. Trước khi trở thành nữ phi công đầu tiên của hãng AirAsia, Supawich đã đăng ký tham gia khóa đào tạo học viên Thái Lan đầu tiên và trải qua 2.000 giờ bay.

Đã 2 thập niên trôi qua nhưng hành khách vẫn luôn bất ngờ khi nghe giọng nói của Cơ trưởng Supawich trên loa máy bay. Hành trình từ cabin đến buồng lái của Windy đã trở thành niềm động lực của nhiều phụ nữ châu Á “chuyển mình”, theo đuổi các ngành nghề mình mơ ước nhưng từ trước đến nay luôn bị gắn mác chỉ dành chon nam giới.

Phụ nữ cũng có thể làm tốt những công việc của nam giới - ảnh 1
Hai mẹ con cơ trưởng Nivedita Bhasin và cơ trưởng Niharika Bhasin Ảnh: Nikei Asia

 

Ghi dấu trên lĩnh vực thể thao

Ít ai biết rằng, trước khi trở thành Đội trưởng Đội tuyển bóng gậy quốc gia Pakistan, bà Urooj Mumtaz đã có những ngày chơi bóng gậy phía sau một nhà máy sản xuất thảm ở Karachi. Khi lớn lên, bà trở thành Đội trưởng của một đội bóng gậy nam tại Câu lạc bộ của địa phương. Lúc đó, trong suy nghĩ, bà luôn băn khoăn: “Vẫn chưa có đội nữ nào ở câu lạc bộ”.

Còn tại Ấn Độ, trong một buổi tập bóng chuyền ở Khulna (cách Thủ đô Dhaka của Bangladesh khoảng 200km), cô gái 13 truổi Jahanara Alam đã được một huấn luyện viên bóng gậy phát hiện tài năng. Lúc này, Bangladesh đang tiến hành thành lập đội tuyển bóng gậy nữ quốc gia đầu tiên.

Tại Đại hội thể thao châu Á 2010, đội của Alam đã giành được huy chương bạc. Nối tiếp thành công, tại Cúp bóng gậy nữ U20 châu Á, họ đã lội ngược dòng với chiến thắng ngoạn mục trước đương kim vô địch Ấn Độ. Đặc biệt, bà MamTaz và Alam đã mang về chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành giành quyền bình đẳng ở quốc gia mình. Tuy nhiên, thu nhập giữa vận động viên nam và vận động viên nữ vẫn có sự chênh lệch dù các điều kiện như chỗ ở, thiết bị tập đều như nhau. Điều vui mừng là khoản chênh lệch trên đã được thu hẹp hơn so với một thập niên trước. “Nếu nam giới nhận được 100% lương thì chúng tôi chỉ nhận được 30 đến 40% so với họ”, bà Alam cho biết.

“Không có khuôn mẫu và rào cản giới tính nào trong công ty của tôi”

Đó là khẳng định của Tiến sĩ Hsieh Yong – Fen, nữ tiến sĩ đầu tiên của Đài Loan về khoa học vật liệu và kỹ thuật. Bà đã thành lập MA tek – công ty chuyên chẩn đoán các vấn đề trong nghiên cứu, thiết kế và sản xuất vi mạch. Trong doanh nghiệp của bà có gần 30% kỹ sư là phụ nữ.

Tương tự, tại TSMC - công ty chiếm hơn một nửa thị trường toàn cầu về chế tạo chip theo hợp đồng, nhân lực là phụ nữ chiếm 13% trong số người quản lý và 21% trong số các nhân viên kỹ thuật. Tuy vậy, con số này vẫn thấp hơn so với mục tiêu của công ty lần lượt là 20% và 30% vào năm 2030.

Ngày nay phụ nữ dần có vị trí và thậm chí tỏ ra vượt trội hơn hẳn nam giới ngay chính trong những lĩnh vực mà trước đây vốn được mặc định chỉ dành cho phái mạnh. Sự thay đổi này mặc dù còn nhiều thách thức nhưng những kỳ vọng về tương lai của bình đẳng giới trong các ngành và thu nhập công bằng giữa hai giới là rất lớn.

Tin cùng chuyên mục

Vatican chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao lịch sử

Vatican chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao lịch sử

(PNTĐ) - Đức Giáo hoàng Phanxicô qua đời ngày 21/4/2025 tại Vatican, khép lại một triều đại đầy cảm hứng và cải cách. Vatican bước vào giai đoạn chuyển giao với các nghi thức tang lễ trang nghiêm và chuẩn bị mật nghị Hồng y để bầu tân Giáo hoàng kế nhiệm.
Thủ tướng Ethiopia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Ethiopia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam

(PNTĐ) - Chiều 17/4, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân Zinash Tayachew rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14 đến ngày 17/4, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân.
Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững

Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững

(PNTĐ) - Ngày 17/4, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư tổ chức tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công-tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững”.
Thông qua Tuyên bố Hà Nội về chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Thông qua Tuyên bố Hà Nội về chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

(PNTĐ) - Chiều 17/4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, sau bốn ngày làm việc (từ 14-17/4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.