Thái Lan lo ngại khủng hoảng già hoá dân số

Chia sẻ

Thái Lan lo ngại khủng hoảng dân số khi tỷ lệ sinh giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

GÁNH NẶNG CHI PHÍ LÀM GIẢM TỈ LÊ SINH

Đối với những phụ nữ quyết định không sinh con dù đã kết hôn hàng chục năm như Chinthathip Nantavong (44 tuổi) thì chính sách hỗ trợ của Chính phủ có lẽ đã tới quá muộn. “Nuôi một đứa trẻ tốn rất nhiều tiền. Chỉ tính riêng một học kỳ ở cấp mẫu giáo đã tốn tới 50.000-60.000 baht (1.520 1.850 USD)” - cô cho hay.

Gánh nặng chi phí sinh con là vấn đề lớn đối với hầu hết nhân viên văn phòng hoặc những người có mức thu nhập trung bình ở quốc gia Đông Nam Á này. Ngay cả tầng lớp trung lưu cũng ghi nhận những phàn nàn về chi phí chăm sóc trẻ.

Thái Lan không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực phải vật lộn với tỷ lệ sinh thấp, các nhà phân tích cho biết sẽ khó có thể đảo ngược tình hình khi điều kiện xã hội thay đổi và quan điểm của người dân về việc có con sẽ bị “gắn liên” với các khoản nợ.

Chuyên gia nhân khẩu học tại đại học Thammasat, Teera Sindecharak cảnh báo, Thái Lan có thể sẽ phải đối mặt với xu hướng trở thành một “xã hội siêu già”, nơi số lượng người trên 60 tuổi sẽ chiếm tới hơn 1/5 dân số.

Ước tính hiện tại có khoảng 18% dân số Thái Lan đang ở độ tuổi trên 60. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động trên người cao tuổi năm ngoái là 3,4 nhưng đến năm 2040, các quan chức dự báo có thể là 1,7. Người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách Thái Lan, Danucha Pichayanan cảnh báo xu hướng già hoá dân số có thể gây áp lực cho ngân sách quốc gia. Được biết hiện nay, người cao tuổi Thái Lan nhận được các khoản trợ cấp hàng tháng từ 600-1.000 baht (18-31 USD), các chuyên gia cho rằng khoản trợ cấp này là không đủ so với mức sống hiện tại ở các khu vực thành thị của nước này.

Theo chuyên gia nhân khẩu học Teera, việc quyết định có con ngày càng khó khăn hơn trong các gia đình, ông lưu ý tình trạng hiện nay gần giống với thập kỷ trước, việc già hoá dân số đã khiến nền kinh tế trì trệ, trong khi chi phí sinh hoạt tăng và tăng trưởng thu nhập chững lại. Nhiều nhà phân tích cũng đưa ra cảnh báo về những biến động như sự chia rẽ chính trị, nợ công gia tăng và chi phí giáo dục chính là những nhân tố chính gây ảnh hưởng tới quyết định sinh con của các gia đình, và nếu chỉ có các biện pháp khắc phục trong ngắn hạn sẽ là không đủ.

Thống kê của ngân hàng Trung ương Thái Lan chỉ ra rằng, tổng dư nợ trong gia đình đã tăng lên tới gần 90% GDP kể từ mức 59% vào năm 2010. Bên cạnh đó, những “dư chấn” của bất ổn chính trị trong suốt hai thập kỷ qua cũng làm gia tăng xu hướng không sinh con ở quốc gia này. Năm ngoái, Thái Lan ghi nhận chỉ có 544.000 em bé chào đời, con số sâu sắc hơn rất nhiều. sinh thấp nhất trong vòng sáu thập kỷ trở lại đây.

Các em bé sơ sinh tại một bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan.    Ảnh: ReutersCác em bé sơ sinh tại một bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters

NHIỀU BIỆN PHÁP GIA TĂNG TỈ LỆ SINH

Thái Lan đang nỗ lực khuyến khích người dân sinh thêm con để ngăn chặn tỷ lệ sinh giảm bằng nhiều biện pháp như xây mới hoặc nâng cấp các cơ sở chăm sóc trẻ em và phụ nữ trong thời kỳ sinh sản, kêu gọi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội tuyên truyền về lợi ích của cuộc sống gia đình.

Quan chức y tế cấp cao của chính phủ Thái Lan, Suwannachai Wattanayingcharoenchai cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực làm chậm lại sự sụt giảm tỷ suất sinh và đảo ngược xu hướng bằng nhiều biện pháp trong đó có khuyến khích và tăng cường hỗ trợ của nhà nước đối với các bậc cha mẹ có mong muốn sinh thêm con cũng như với các em bé mới sinh. Đồng thời, mở thêm nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản vốn đang rất hạn chế ở Bangkok và các thành phố lớn khác”.

Nhiều chiến dịch tuyên truyền nhằm khuyến khích sinh nở đã được đưa ra trong bối cảnh lượng sinh giảm gần 1/3 kể từ năm 2013. Thái Lan giống với các nền kinh tế châu Á khác như Nhật Bản hay Singapore, là một thị trường dựa vào lao động giá rẻ và tầng lớp trung lưu đang gia tăng, tác động của việc già hoá dân số dự báo sẽ còn sâu sắc hơn rất nhiều.

Chuyên gia nhân khẩu học Teera Sindecharak cho biết: “Dữ liệu phản ánh một cuộc khủng hoảng dân số, nơi mà tư duy về việc có con đã thay đổi. Ông Danucha Pichayanan trong một diễn đàn kinh doanh gần đây nhận định: “Khu vực sản xuất sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm nắng suất do tình trạng thiếu lao động. Do đó, cần thiết phải phát triển lao động có kỹ năng song song với việc áp dụng các công nghệ tự động nhằm đáp ứng những đơn hàng sản xuất ôtô và điện tử lớn trong khu vực”.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục