Tiếng Việt sẽ được đào tạo như một ngoại ngữ

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 18/5, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (thuộc ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam).

Đây là chương trình đầu tiên chuyên biệt về phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, kết hợp giữa kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và trải nghiệm với các học phần như Khám phá Việt Nam, Lịch sử Việt Nam qua ảnh, Cơ sở văn hóa Việt Nam… góp phần quảng bá tiếng Việt cũng như văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Tiếng Việt sẽ được đào tạo như một ngoại ngữ - ảnh 1
Các sinh viên quốc tế thể hiện bài hát "Trống cơm" trong chương trình. (Ảnh: Trường Đại học Ngoại ngữ)

Sinh viên quốc tế sẽ được đào tạo đến bậc 5 tiếng Việt; sinh viên Việt Nam sẽ đạt bậc 4 ở một trong bốn ngoại ngữ: Anh, Nhật, Hàn, Trung – sẵn sàng cho hành trình giảng dạy tiếng Việt trong tương lai. Đối tượng tuyển sinh bao gồm cả người Việt và người nước ngoài; trong đó người nước ngoài cần đạt trình độ tiếng Việt bậc 4 và đáp ứng các điều kiện cụ thể, còn người Việt sẽ được xét tuyển theo các tổ hợp trong Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiếng Việt sẽ được đào tạo như một ngoại ngữ - ảnh 2
Sinh viên Nga tham gia trả lời câu hỏi trong chương trình. (Ảnh: Trường Đại học Ngoại ngữ)

TS Đỗ Tuấn Minh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Ngoại ngữ cho biết: thời gian gần đây, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến vấn đề hội nhập quốc tế. Đặc biệt là việc đưa các học sinh, sinh viên, người nước ngoài tới Việt Nam để học tập. Đồng thời, khuyến khích việc đưa tiếng Việt cũng như văn hóa Việt Nam ra quốc tế. Đây là lần đầu tiên trường tổ chức đào tạo chương trình đào tạo tiếng Việt như là một ngoại ngữ.

Tiếng Việt sẽ được đào tạo như một ngoại ngữ - ảnh 3
Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm tại chương trình. (Ảnh: Trường Đại học Ngoại ngữ)

Theo TS Đỗ Tuấn Minh, với kinh nghiệm 70 năm đào tạo và nghiên cứu về giáo dục ngoại ngữ, nhà trường hoàn toàn có cơ sở để phát triển mạnh mẽ chương trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Những giá trị đã làm nên thương hiệu của trường trong giảng dạy các ngoại ngữ trước đây sẽ tiếp tục được phát huy trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người Việt Nam, người nước ngoài và kiều bào.

TS Trần Hữu Trí, Trưởng khoa Ngôn ngữ - Văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á chia sẻ: “Chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt và văn hóa Việt Nam của xã hội ngày càng mở rộng, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng những chuyên gia giỏi tiếng Việt. Cùng với đó là cộng đồng kiều bào người Việt trên thế giới khoảng hơn 6 triệu người. Điểm khác biệt trong chương trình mới của nhà trường so với các trường khác là từ năm thứ 3 trở đi, sinh viên người Việt và người nước ngoài sẽ cùng học với nhau, tạo nên sự kết nối cộng đồng, nâng cao được hiệu quả học tập; giúp cho tiếng Việt, văn hóa Việt lan tỏa”.

Sau buổi lễ ra mắt, các sinh viên quốc tế đã được trải nghiệm văn hóa Việt Nam qua nhiều hoạt động như: trải nghiệm ẩm thực Việt, đố chữ tiếng Việt, chụp ảnh với backdrop, photo booth, vẽ nón lá, trải nghiệm cổ phục Việt Nam, chơi các trò chơi dân gian và chụp ảnh với photo booth theo chủ đề văn hóa…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI năm 2025 tại Hà Nội, sáng 19/7/2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có buổi gặp gỡ với hơn 70 đại biểu là trí thức trẻ Việt Nam từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về dự Diễn đàn.
Việt Nam hợp tác bền bỉ giúp Mỹ tìm kiếm quân nhân mất tích thời chiến tranh

Việt Nam hợp tác bền bỉ giúp Mỹ tìm kiếm quân nhân mất tích thời chiến tranh

(PNTĐ) - Chính nhờ sự hợp tác bền bỉ giữa Việt Nam và Mỹ đã giúp Mỹ kiểm kê được 752 trường hợp người Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam, đưa hài cốt của họ trở về với gia đình, qua đó mang lại những câu trả lời được chờ đợi từ lâu và phần nào giúp vơi đi nỗi đau.
Việt Nam truyền đi thông điệp mạnh mẽ về vai trò nhà giáo

Việt Nam truyền đi thông điệp mạnh mẽ về vai trò nhà giáo

(PNTĐ) - Phát biểu trực tuyến chúc mừng nhân dịp Luật Nhà giáo của Việt Nam chính thức được thông qua, ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng: Khi đặt nhà giáo ở vị trí cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp, Việt Nam đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng: Giáo dục đóng vai trò then chốt và trong đó những người nuôi dưỡng trí tuệ thế hệ trẻ là quan trọng nhất.