Vaccine có hiệu quả trước biến chủng SARS-CoV-2?

Chia sẻ

Sau nhiều chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn, một số nước như Anh, Mỹ đã tính đến phương án khôi phục lại trạng thái bình thường trước đây. Tuy nhiên, sự lọt lưới miễn dịch cộng đồng của biến chủng Delta tại Ấn Độ đã làm dấy lên nhiều lo ngại mới.

Khả năng lây nhiễm cao

Mặc dù đạt tỷ lệ tiêm chủng vaccine khá cao nhưng chính phủ Anh vẫn tỏ ra lo lắng khi mở cửa đất nước bởi chưa rõ khả năng biến chủng Delta B.1.617.2 được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ với tốc độ lây nhiễm cao hơn tới 40% sẽ phản ứng với vaccine ra sao.

Bộ trưởng Bộ Y tế Anh Matt Hancock cho rằng việc dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế vào ngày 21/6 tới là “vẫn còn quá sớm”.

Thế giới đã phát hiện hơn 28.000 đột biến khác nhau của SARS-CoV-2, trong đó có tới 4 biến chủng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách "đáng lo ngại" bao gồm các đột biến: Alpha B.1.1.7 phát hiện tại Anh, Beta B.1.351 tại Nam Phi, Gamma P.1 tại Brazil và Delta B.617.2 ở Ấn Độ.

WHO dự báo có thể sẽ còn nhiều biến chủng virus khác trong tương lai do quá trình chúng lây lan và tiến hóa. Một phần nguyên nhân cũng được nhận định là do việc nâng cao năng lực giải trình tự gene virus của con người.

Khái niệm “hiệu quả” của vaccine khác với "hiệu suất" của nó. Trong khi "hiệu suất" chỉ là tỷ lệ phần trăm kháng bệnh trong thử nghiệm thì “mức độ hiệu quả” sẽ chỉ ra tác dụng thực tế của loại vaccine đó. Chính vì vậy, nếu một loại vaccine đạt "hiệu quả" 90% tức là người được tiêm sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn người không được tiêm tới 90%.

Vaccine Covid-19 hiện có gần như không hoàn toàn có hiệu quả với biến chủng Delta. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Int.Vaccine Covid-19 hiện có gần như không hoàn toàn có hiệu quả với biến chủng Delta. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Int.

Lo ngại về hiệu quả vaccine trước biến chủng mới

Các nghiên cứu được thực hiện trong cả môi trường thực tế lẫn phòng thí nghiệm trong suốt thời gian vừa qua đã chỉ ra rằng danh sách vaccine Covid-19 hiện có gần như chưa thực sự phát huy hết tác dụng với biến chủng Delta. Chúng chỉ phát huy tối đa tác dụng với biến chủng Alpha B.1.1.7, là biến chủng được phát hiện lần đầu ở Anh hồi cuối năm 2020.

Bộ Y tế Anh mới đây đã đưa ra một bản báo cáo kết quả nghiên cứu dựa trên phân tích dữ liệu của 7.673 ca nhiễm biến chủng Anh và 2.934 ca nhiễm biến chủng Ấn Độ có sử dụng hai loại vaccine của Pfizer hoặc AstraZeneca. Theo đó, với chỉ một mũi tiêm đầu, hiệu quả của vaccine đối với biến chủng Anh cao hơn 17% so với biến chủng Ấn Độ. Tuy nhiên khi đã thực hiện đủ hai mũi tiêm thì hiệu quả của hai loại vaccine với hai biến chủng này gần như không có quá nhiều khác biệt.

Chuyên gia về miễn dịch tại Đại học Surrey, Anh, bà Deborah Dunn-Walters nhận định "mũi tiêm thứ hai có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chống lại biến chủng Ấn Độ".

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn bày tỏ sự lo lắng bởi số lượng người trên toàn thế giới được tiêm đủ hai mũi là chưa nhiều. Do đó, gánh nặng đối với hệ thống y tế sẽ là rất lớn nếu số ca nhiễm biến chủng tăng cao.

Nghiên cứu khác của Viện Pasteur Pháp cũng cho ra kết quả tương tự khi tiêm một liều AstraZeneca, mặc dù lượng kháng thể chống lại virus biến chủng Ấn Độ thấp hơn nhưng vẫn hoàn toàn có thể bảo vệ người bệnh. Đặc biệt, ông Olivier Schwartz, Giám đốc viện Pasteur Pháp cảnh báo: "Ngoài tiêm phòng, các biện pháp can thiệp như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, không tụ tập cần được duy trì để chống lại biến chủng SARS-CoV-2 hiệu quả".

Giáo sư Adam Finn từ Đại học Bristol, thành viên thuộc Ủy ban Tiêm ngừa và Miễn dịch của chính phủ Anh thừa nhận hiểu biết của giới chuyên gia về tác động của biến chủng mới với mức độ hiệu quả của vaccine là chưa nhiều, đặc biệt là khả năng bảo vệ người tiêm tránh khỏi những diễn biến bệnh nặng sau một hoặc hai mũi tiêm.

Bằng nhiều thuật toán đã được mô hình hóa, các nhà khoa học dự đoán biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn biến chủng Alpha tới 40%. Do đó nếu tiếp tục kế hoạch mở cửa vào ngày 21/6, số ca bệnh tại Anh sẽ nhanh chóng vượt giai đoạn đỉnh dịch tại nước này vào mùa đông vừa qua.

Nhằm tăng tính hiệu quả trong công tác phòng chống dịch trước các biến chủng mới, nhiều nước đã sử dụng đồng thời các biện pháp chống dịch bổ sung như xét nghiệm, truy vết, cách ly, giãn cách xã hội và hạn chế hoạt động đi lại.

Hiệu quả của vaccine thể hiện rõ nhất trên phương diện ngăn ngừa tử vong. Đối với những hình thái nhiễm ít nghiêm trọng hơn như không xuất hiện triệu chứng vaccine sẽ có hiệu quả thấp hơn nhưng vẫn là phương pháp bảo vệ hữu hiệu hiện nay.

Các chuyên gia cảnh báo virus sẽ luôn tiến hóa nhằm lây lan nhanh chóng và dễ dàng hơn trong cộng đồng, đặc biệt là các quốc gia không nên chủ quan ở bất cứ thời điểm nào trước sự khó lường của SARS-CoV-2.

“Số ca dương tính sẽ tăng chóng mặt do tiếp xúc xã hội và do sự ‘vượt mặt’ miễn dịch cộng đồng của virus. Đấy là chưa nói chúng còn có khả năng đột biến tạo ra ‘siêu virus’ gây bệnh nặng hơn và lây lan nhanh chóng hơn”, giáo sư Adam Finn cảnh báo.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.