Việt Nam là điểm đến kinh doanh hàng đầu thế giới

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Việt Nam là quốc gia đạt mức thăng hạng nhiều nhất trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh theo kết quả từ bảng xếp hạng hàng năm của Economist Intelligence Unit (EIU).

Cụ thể, cơ quan nghiên cứu và phân tích EIU thuộc tập đoàn tư vấn Economist Group (Anh) đã công bố bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu quý II/2023. Bảng xếp hạng này ghi nhận Việt Nam có mức thăng hạng nhiều nhất trong số các nền kinh tế được xếp hạng.

Tờ Straits Times của Singapore lưu ý, EIU cân nhắc loạt hạng mục để đánh giá xem một quốc gia/vùng lãnh thổ đã quản lý như thế nào trong 5 năm trước và có thể phát triển như thế nào trong 5 năm tiếp theo. Cụ thể, EIU đưa ra nhiều hạng mục đánh giá hoạt động quản lý kinh tế trong 5 năm qua và triển vọng 5 năm tới của các quốc gia/vùng lãnh thổ, qua đó đánh giá chất lượng hoặc mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh tại 82 quốc gia và nền kinh tế.

Việt Nam là điểm đến kinh doanh hàng đầu thế giới - ảnh 1

 

Theo bảng xếp hạng năm 2022, những quốc gia cải thiện nhiều nhất trong xếp hạng của EIU trong năm qua là Việt Nam, Thái Lan, Bỉ, Thụy Điển, Ấn Độ và Costa Rica. Riêng Việt Nam được đánh giá là có động lực lớn nhất, tăng 12 bậc trong bảng xếp hạng, trong khi Thái Lan tăng 10 bậc và Ấn Độ tăng 6 bậc.

Trong bảng xếp hạng EIU năm 2023, Singapore tiếp tục giữ vững “ngôi vương” nắm giữ vị trí là môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới. Đảo quốc Sư tử đã làm được điều này trong năm thứ 15 liên tiếp và sẽ tiếp tục là địa điểm tốt nhất để triển khai hoạt động kinh doanh trong 5 năm tới. Nghiên cứu của EIU đánh giá Singapore đạt điểm tuyệt đối trong các chính sách với đầu tư nước ngoài, kiểm soát ngoại hối và ngoại thương.

Singapore cũng là quốc gia đạt điểm cao nhất về mức độ sẵn sàng công nghệ - dấu hiệu cho thấy có các chính sách của chính phủ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore cũng đi tiên phong trong việc triển khai các giải pháp công nghệ cao trong các dịch vụ công, điều này tạo ấn tượng mạnh trong việc xếp hạng môi trường đầu tư kinh doanh.

Hai quốc gia là Canada và Đan Mạch cùng được xếp ở vị trí thứ 2. Bốn nền kinh tế châu Âu cùng với Mỹ, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và New Zealand nằm trong top 10. Có 4 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là Australia, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc cũng lọt top 20 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất.

Tin cùng chuyên mục

Châu Phi đầu tư mạnh mẽ cho chăm sóc sức khỏe phụ nữ

Châu Phi đầu tư mạnh mẽ cho chăm sóc sức khỏe phụ nữ

(PNTĐ) - Khu vực châu Phi cận Sahara đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng, với tỷ lệ tử vong ở bà mẹ lên tới 70% - cao nhất toàn cầu. Tình trạng đáng báo động này tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững của châu lục và đòi hỏi sự quan tâm và đầu tư mạnh mẽ từ các quốc gia.
Bất bình đẳng giới là nguy nhân chính gia tăng nguy cơ nhiễm HIV ở phụ nữ

Bất bình đẳng giới là nguy nhân chính gia tăng nguy cơ nhiễm HIV ở phụ nữ

(PNTĐ) - Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, song, vẫn đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Số liệu thống kê cho thấy sự bất bình đẳng giới, thiếu tiếp cận chăm sóc y tế và sự thiếu hiểu biết vẫn là những rào cản lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh.