Việt Nam lần thứ 3 được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G7

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nếu nhận lời mời của Thủ tướng Kishida thì đây sẽ là lần thứ 3 lãnh đạo Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền công nghiệp phát triển G7. Đó là vừa là vinh dự vừa là cơ hội quảng bá và khẳng định chỗ đứng của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hôm 20/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ, Thủ tướng Nhật Bản Kishida đã tuyên bố là ông có kế hoạch mời lãnh đạo của 8 nước không thuộc “Nhóm G7”, trong đó có Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm này vào tháng 5/2023 tại Hiroshima.

Tuyên bố được ông Kishida đưa ra sau bài phát biểu tại thủ đô New Delhi về việc thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Theo đó, Nhật Bản cam kết sẽ đầu tư hơn 75 tỷ USD vào hệ thống cơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ nay đến trước năm 2030.

Việt Nam lần thứ 3 được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G7 - ảnh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp nguyên Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide - Ảnh: Nhật Bắc

Cơ hội quảng bá hình ảnh và thành công của Việt Nam

Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G7. Năm 2016, khi Hội nghị G7 được tổ chức tại Nhật Bản, Thủ tướng Abe Shinzo đã mời Việt Nam tham dự. Năm 2018, Thủ tướng Justin Trudeau cũng đã mời Việt Nam dự khi Hội nghị G7 được tổ chức tại Canada. Việt Nam cũng đã nhiều lần được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G20, trong đó có lần Hội nghị được tổ chức tại Nhật Bản.

Thực tế cho thấy, việc mời các quốc gia ngoài nhóm thành viên chính thức là thẩm quyền của nước đăng cai Hội nghị và được sự đồng thuận của các thành viên khác. Việc 2 lần Nhật Bản mời Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 xuất phát từ mối quan hệ đối tác chiến lược sâu, rộng giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp, phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước cũng như hòa bình và phồn vinh ở châu Á và thế giới.

Theo ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, đối với Việt Nam, việc được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7, G20 hay các diễn đàn quốc tế và khu vực khác là một vinh dự và cũng là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh và thành công của chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam; khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia và dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Việt Nam lần thứ 3 được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G7 - ảnh 2

Sẵn sàng cùng Nhật Bản đưa quan hệ ASEAN Nhật Bản lên tầm cao mới

Đó là khẳng định của đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam trong cuộc họp báo chiều 23/3. Bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản và ASEAN lên nấc thang mới. Trả lời báo giới bà cho biết: “Việt Nam đánh giá cao tiến triển mạnh mẽ và thực chất trong quan hệ ASEAN - Nhật Bản, đóng góp vào an ninh, ổn định trong khu vực. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng với các nước ASEAN hợp tác với Nhật Bản nhằm đưa quan hệ ASEAN - Nhật Bản lên tầm cao mới hướng tới nhân dịp Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên trong năm 2023”.

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.