Vốn FDI vào Việt Nam đạt kết quả ấn tượng

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong báo cáo đánh giá về đầu tư nước ngoài vừa gửi tới Thủ tướng, thu hút đầu tư FDI trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm nay đạt kết quả ấn tượng.

Cụ thể, vốn đăng ký FDI trong năm 2023 đạt gần 39,4 tỉ USD (vốn giải ngân đạt 23,18 tỉ USD) và 6 tháng đầu năm nay đạt 15,2 tỉ USD (vốn giải ngân đạt 10,84 tỉ USD). Nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực điện tử, sản xuất chất bán dẫn, công nghiệp phụ trợ được Thủ tướng phê duyệt, trong đó số dự án FDI có quy mô vốn đầu tư trên 100 triệu USD trong năm 2023, gấp đôi năm 2022.

Khu vực doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể vào thặng dư thương mại của Việt Nam trong năm 2023 với con số xuất siêu gần 50,1 tỷ USD, giúp bù đắp khoản nhập siêu 21,8 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, đưa cán cân thương mại cả nước xuất siêu khoảng 28,3 tỷ USD. Một điều đáng ghi nhận là mặc dù dòng vốn FDI vào khối ASEAN giảm 16% trong năm 2023 nhưng lượng vốn đầu tư vào Việt Nam lại tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn FDI vào Việt Nam đạt kết quả ấn tượng - ảnh 1

Cụ thể, trong khi Việt Nam thu hút được 39,4 tỷ USD vốn FDI, các nước ASEAN khác như Singapore (158 tỷ USD), Malaysia (69,1 tỷ USD), Indonesia (23 tỷ USD), Thái Lan (24 tỷ USD), Philippines (6,7 tỷ USD), Campuchia (3,6 tỷ USD) và Lào (1,4 tỷ USD) đều có con số thấp hơn.

Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư xã hội của Việt Nam năm 2023, trở thành động lực chính thúc đẩy các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, tạo việc làm và tăng thu ngân sách trong những năm gần đây.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định khu vực FDI là điểm sáng trong bối cảnh đầu tư trong nước chưa thực sự sôi động.

Sự hiện diện của các tập đoàn lớn như Apple, Dell, Foxconn, Pegatron, Nike... cùng với việc nhiều tập đoàn điện tử, bán dẫn đang mở rộng đầu tư đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ đầu tư toàn cầu, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn thế giới với sự tham gia của các "ông lớn" như Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor, Nvidia.

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo trong năm 2024 và những năm tới, Việt Nam cùng Singapore và Indonesia sẽ trở thành "tam giác vàng" khởi nghiệp của ASEAN, hứa hẹn thu hút thêm nhiều dòng vốn FDI.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Đài Loan cũng ngày càng chú trọng đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, trở thành một xu hướng tích cực của dòng vốn FDI vào nước ta.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Vị thế mới của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn

Vị thế mới của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn

(PNTĐ) - Việt Nam đang nổi lên như điểm đến chiến lược của ngành bán dẫn toàn cầu, thu hút hàng loạt tập đoàn công nghệ hàng đầu từ Mỹ với loạt dự án đầu tư quy mô lớn trải dài từ sản xuất, lắp ráp, thiết kế đến đào tạo nhân lực công nghệ cao.
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Pháp trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ và hàng không

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Pháp trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ và hàng không

(PNTĐ) - Ngày 26/5, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã ký kết Ý định hợp tác (Declaration of Intent - DoI) với Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp (CNES) và Tập đoàn Airbus Defence & Space (ADS) trong lĩnh vực phát triển vệ tinh quan sát Trái đất dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố "ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta"

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố "ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta"

(PNTĐ) - Chiều 26/5, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về “ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta” và thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 cùng bốn chiến lược về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và kết nối.