WHO: Đại dịch COVID-19 còn kéo dài

Chia sẻ

Ngày 26/10, Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định mặc dù nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 trên thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ nhờ tăng cường tiêm chủng và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, nhưng phân tích tình hình hiện tại và các mô hình dự báo cho thấy đại dịch này "còn lâu mới kết thúc".

Tuyên bố trên được đưa ra trong khuôn khổ một cuộc họp trực tuyến tại Geneva (Thụy Sĩ). Cũng tại cuộc họp này, Ủy ban khẩn cấp của WHO kêu gọi nghiên cứu sâu hơn về khẩu trang và khẩu trang y tế có thể tái sử dụng, cũng như các loại vaccine thế hệ tiếp theo và các phương pháp chẩn đoán, điều trị để "kiểm soát đại dịch về lâu dài".

Tuyên bố của Ủy ban trên nêu rõ việc sử dụng khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay và cải thiện hệ thống thông gió của các không gian trong nhà vẫn là chìa khóa để giảm lây truyền virus SARS-CoV-2. Ủy ban cũng cho biết đại dịch kéo dài đang khiến tình trạng khẩn cấp nhân đạo, di cư ồ ạt và các cuộc khủng hoảng khác trở nên phức tạp hơn. Do đó, các quốc gia cần sửa đổi các kế hoạch chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros.Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros.

Ủy ban của WHO cũng bảy tỏ quan ngại về những thách thức đối với châu Phi trong việc ứng phó với đại dịch, bao gồm khả năng tiếp cận vaccine, xét nghiệm và điều trị, cũng như thu thập và phân tích dữ liệu để theo dõi diễn biến dịch bệnh.

Hãng tin AFP (Pháp) dẫn số liệu thống kê cho biết tỉ lệ tiêm vaccine trung bình ở châu Phi chỉ 14 liều vaccine trên 100 người dân. Số liều vaccine trung bình được tiêm trên 100 người dân tại Mỹ và Canada là 128; tại châu Âu là 113; tại Mỹ Latin và Caribbe là 106; tại châu Đại Dương là 103; châu Á 102 và Trung Đông 78.

Ủy ban khẩn cấp của WHO gồm 19 thành viên, họp 3 tháng một lần để thảo luận về đại dịch và đưa ra các khuyến nghị. Ngày 30/1/2020, lần đầu tiên Ủy ban này công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm (PHEIC) đối với đại dịch COVID-19. Đây là mức báo động cao nhất mà WHO có thể cảnh báo. Ủy ban cũng kêu gọi các quốc gia công nhận tất cả các loại vaccine đã được WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp.

MINH ANH

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.