8 vấn đề và giải pháp của giấc ngủ trong thai kỳ

Chia sẻ

Dưới đây là 8 vấn đề và giải pháp của giấc ngủ trong thai kỳ để các mẹ bầu được biết có thể yên tâm hơn khi mang thai.

Thường xuyên phải đi tiểu

Vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba (3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ), thận phải lọc máu nhiều hơn 50% so với bình thường - điều này tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Trong tam cá nguyệt thứ ba, tử cung ngày càng lớn đè lên bàng quang, làm tăng cảm giác muốn đi tiểu.

Giải pháp lúc này là uống nhiều nước trong ngày (uống 8 cốc nước hoặc các chất lỏng khác) nhưng giảm dần vào buổi tối, không uống quá 1 cốc nước trước khi đi ngủ.

Khó chịu

Gần 80% phụ nữ mang thai không tìm được tư thế ngủ thoải mái, nhất là với người có thói quen nằm sấp hoặc thích nằm ngửa khi ngủ.

Giải pháp cho mẹ bầu là nằm nghiêng bên trái nếu có thể. Cách này có thể giúp hệ tuần hoàn của thai phụ hoạt động dễ dàng hơn. Nó cũng giúp giảm phù ở bàn chân, mắt cá chân và bàn tay của thai phụ. Ngoài ra, sử dụng nhiều gối bà bầu cũng là một giải pháp, bằng cách chồng chúng lên giữa đầu gối, dưới bụng và sau lưng.

8 vấn đề  và giải pháp của giấc ngủ trong thai kỳ - ảnh 1

Ợ nóng

Bạn có thể bị ợ chua, ợ nóng bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường tồi tệ hơn vào ban đêm khi bạn ngủ. Các hormone thai kỳ làm giãn cơ nên giữ axit bên trong dạ dày. Bạn cũng sẽ cảm thấy ợ chua tăng vọt vào cuối tam cá nguyệt cuối cùng, khi em bé của bạn đè lên bụng của bạn.

Giải pháp là tránh thức ăn cay, nhiều dầu mỡ và có tính axit; ăn các bữa nhỏ hơn và ăn tối ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ; kê đầu lên bằng một vài chiếc gối; thuốc kháng axit.

Mất ngủ

Lo lắng, hormone thai kỳ và bất kỳ vấn đề giấc ngủ nào ở trên gây ra chứng mất ngủ khi mang thai, không thể đi vào giấc ngủ. Nó rất phổ biến, cực kỳ khó chịu, và có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và không thể hoạt động trong ngày. Lúc này, thai phụ nên giữ tâm trạng vui vẻ trước khi đi ngủ và thực hành “vệ sinh giấc ngủ” tốt.

Chuột rút chân

Thường gặp ở nửa sau thai kỳ. Nguyên nhân chưa được làm rõ nhưng nó có thể là do chèn ép các mạch máu và mệt mỏi ở chân khi trọng lượng của bạn tăng lên trong thai kỳ. Bạn có thể cảm nhận chuột rút vào ban ngày nhưng ban đêm sẽ rõ ràng và nặng nề hơn.

Giải pháp là bổ sung canxi và magiê thông qua chế độ ăn uống như: sữa chua và đậu nành. Ngoài ra để tránh bị chuột rút trong ngày nên uống nhiều nước, duỗi chân và sử dụng dụng cụ hỗ trợ. Nếu cơn đau dữ dội và dai dẳng, nhất định phải đến bác sĩ kiểm tra. Mặc dù hiếm gặp nhưng chuột rút có thể là dấu hiệu của cục máu đông ở chân.

Nghẹt mũi

Tăng nồng độ estrogen và progesteron trong thai kỳ làm giãn mạch mọi nơi, trong đó có cả niêm mạc mũi, làm cho niêm mạc mũi phù nề, tăng tiết chất nhầy dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc có thể ho về đêm.

Sử dụng nước muối sinh lý rất an toàn, có thể làm dịu cơn nghẹt mũi.

Ngáy và ngưng thở khi ngủ

Chứng nghẹt mũi là nguyên nhân gây ngáy vào ban đêm. Tăng cân quá nhiều có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Đôi khi chứng nghẹt mũi gây nên những cơn ngừng thở ngắn buổi đêm.

Thai phụ hãy thử các phương pháp điều trị chứng ngáy ngủ, bao gồm kê cao đầu bằng gối, xịt nước muối sinh lý và sử dụng máy tạo ẩm dạng phun sương mát mẻ.

Hội chứng chân không nghỉ (Restless leg symdrome - RLS)

Khoảng 15% phụ nữ mang thai mắc phải tình trạng này trong tam cá nguyệt thứ 3, khiến thai phụ cảm giác khó chịu, buồn ngủ, chân như kiến bò hoặc ngứa ran ở chân và bạn muốn di chuyển chân không ngừng nghỉ.

Giải pháp là bổ sung sắt và tập thể dục hàng ngày (yoga, thiền), thư giãn, tránh dùng nhiều cafein ở mọi dạng bao gồm cả socola vào buổi chiều và buổi tối, chườm nóng hoặc lạnh cho chân trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, thai phụ cũng nên ăn cơm sớm vì một bữa ăn nặng trước khi đi ngủ có thể khiến bạn không ngủ được; ăn nhẹ trước khi đi ngủ để ngăn chặn cơn đói vào ban đêm; tránh tâm lý căng thẳng; tránh xa màn hình ti vi, máy tính, điện thoại 1h trước khi đi ngủ...

BSCKII Nguyễn Công Định
(Giám đốc phụ trách cơ sở 2, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.