Quấy rối tình dục trong khuôn viên trường đại học:

Bất bình đẳng giới cho nữ sinh viên

Bài: Thùy Linh, Ảnh: Thảo Hoàng
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hơn một nửa số nữ sinh tại ba trường đại học hàng đầu Việt Nam và gần một phần ba đội ngũ giảng viên đã từng bị trải qua ít nhất một hình thức quấy rối tình dục trong và quanh khuôn viên trường học trong năm học vừa qua. Trong đó, phổ biến nhất là hình thức quấy rối tình dục bằng lời nói.

Nhiều sinh viên, giảng viên đại học từng bị quấy rối tình dục

Báo cáo kết quả khảo sát chương trình xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn do Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6/2022, tại 3 trường đại học tại Hà Nội, Thanh Hóa và Thái Nguyên đưa ra những con số đáng phải suy nghĩ: Với sự tham gia của khoảng 2.000 sinh viên, thì có đến 51,8% sinh viên và 30,2% giảng viên (tổng số 350 giảng viên được khảo sát) đã từng bị quấy rối tình dục. 

Với khuôn viên rộng 480.000m2 và 10.000 sinh viên, Đại học Hồng Đức là một trong những trường đại học lớn nhất tại Thanh Hóa. Trường có ít camera và chỉ có một phòng tư vấn tâm lý, với 4 giảng viên chịu trách nhiệm về dịch vụ tư vấn. Mỹ Duyên, một nữ sinh viên 19 tuổi tại trường cho biết: “Em đã nhận được nhiều lời bình luận về ngoại hình của mình và nhiều khi em cảm thấy khó chịu và lo lắng. Trước đây em không biết đó là một hình thức quấy rối tình dục”. Dù nhấn mạnh rằng trường đại học em đang theo học là nơi an toàn nhưng Mỹ Duyên vẫn mong muốn nhà trường có thể đầu tư nhiều hơn vào hệ thống camera an ninh và hệ thống chiếu sáng. “Nếu em phải đến thư viện vào buổi tối thì em sẽ đi cùng một nhóm bạn”, em nói. 

Cuộc khảo sát nói trên cũng tìm hiểu về thái độ và kiến thức của sinh viên về quấy rối tình dục, quy trình trình báo và cách tìm kiếm sự trợ giúp, thiết lập tiêu chuẩn để các trường đại học có thể đo lường sự tiến bộ đạt được trong tương lai. Theo kết quả khảo sát, 72,2% sinh viên không biết về nhà tạm lánh an toàn và đường dây nóng trong nước, và 51,2% trong số họ không biết về phòng tư vấn tâm lý tại trường đại học của họ.

Bất bình đẳng giới cho nữ sinh viên - ảnh 1
Giảng viên đọc những bức thư sinh viên gửi vào hòm thư chữa lành

Không chỉ vậy, theo bà Lê Thị Lan Phương, cán bộ Chương trình chấm dứt bạo lực với phụ nữ (UN Women), những con số này chưa phản ánh được hết tình trạng quấy rối tình dục vì những vụ việc ấy thường bị che giấu. Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng bị bạo lực về kinh tế, nghĩa là họ bị người yêu bóc lột thông qua các hình thức cống nạp về tiền.

Câu chuyện sinh viên, nhất là nữ sinh bị quấy rối tình dục không chỉ tồn tại ở Việt Nam. Theo báo cáo của UN Women, có 76% sinh viên nữ ở 8 trường đại học ở Bangladesh trình báo việc bị quấy rối tình dục (khảo sát năm 2013), 62% sinh viên chứng kiến hoặc trải nghiệm một số hình thức bạo lực trên cơ sở giới tại các trường đại học ở Tây Ban Nha (thực hiện năm 2016), 70% phụ nữ tại trường Đại học Cairo (Ai Cập) bị quấy rối tình dục trong năm 2015.

Giai đoạn 1995-2013, tại Mỹ, có tới 80% số người bị hiếp dâm và tấn công tình dục trong phạm vi khuôn viên trường đại học đã không trình báo vụ việc với cảnh sát. Trên toàn cầu, các nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn phụ nữ bị bạo lực (55-95%) không tiết lộ tình trạng bạo lực hoặc không tìm kiếm bất kỳ một dịch vụ nào.

Nguyên nhân sinh viên không tìm đến sự trợ giúp là do sợ tiết lộ câu chuyện riêng tư hoặc bị đánh giá là nguyên nhân gây ra sự việc, lo lắng bị trả thù, không biết tìm đến người có thể giúp đỡ, sợ giảng viên hay nhà trường không giúp đỡ gì… Tựu chung lại, căn nguyên sâu xa của vấn nạn này là sự bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại, dai dẳng và len lỏi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cần phải thay đổi nhận thức về vấn nạn này, và thanh niên – sinh viên chính là nòng cốt của sự thay đổi.

Quấy rối tình dục trong các trường đại học ít được chú ý hơn, mặc dù các phương tiện truyền thông thường xuyên nhắc đến sự cần thiết giải quyết “vấn nạn” bất bình đẳng giới và xâm hại, bạo lực với phụ nữ. Một nghiên cứu đo lường các mức độ cảm xúc của sinh viên nam, nữ trong khi trở thành nạn nhân và người chứng kiến hành vi quấy rối tình dục do Học viện Phụ nữ Việt Nam tiến hành đã cho thấy sinh viên đã có nhận thức về hành vi quấy rối tình dục, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách giới (nữ giới có thái độ đúng đắn hơn với hành vi quấy rồi tình dục so với nam giới). Tuy nhiên việc có thái độ đúng đắn không đồng nghĩa với sự chuyển biến hành vi mà theo mô hình kết hợp các yếu tố khách quan đặc điểm cá nhân, đặc điểm của môi trường, hoàn cảnh thúc đẩy hành vi sẽ quyết định sự thay đổi hành vi của sinh viên. Vì vậy, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vẫn là điều tiên quyết để đảm bảo môi trường an toàn cho cả phụ nữ và nam giới.
 

Tạo ra thế hệ thanh niên bình đẳng giới

Để nâng cao nhận thức của sinh viên về bạo lực trên cơ sở giới, ba trường đại học trên đã triển khai một loạt các hoạt động truyền thông mang tên Orange Your Campus, Confession Box và You Are Not Alone (Tô cam giảng đường, Lá thư chữa lành và Bạn không đơn độc) vào tháng 12/2021 và đầu năm 2022. Các hoạt động này nhằm cung cấp kiến thức về bạo lực trên cơ sở giới cũng như thông tin về các dịch vụ sẵn có dành cho cho nạn nhân. Các chiến dịch đã nhận được sự quan tâm rất lớn của sinh viên và giảng viên trên mạng xã hội với ước tính khoảng 2 triệu lượt xem và chia sẻ chỉ trong vòng 3 tháng. Hoạt động Lá thư chữa lành đã tiếp nhận hơn 215 bức thư của sinh viên trường Đại học Hồng Đức chia sẻ kinh nghiệm và câu chuyện về bạo lực trên cơ sở giới.

Chị Hoài Thu, 42 tuổi, giảng viên tâm lý tại Đại học Hồng Đức, cho biết: “Tôi rất bất ngờ trước số lượng lớn thư được gửi đến phòng tư vấn của chúng tôi vào tháng 12/2021. “Thông qua các hoạt động truyền thông của Orange The Campus, tôi tin rằng sinh viên đã hiểu thêm về bạo lực trên cơ sở giới. Một số em trong số đó đã trở nên cởi mở hơn khi chia sẻ câu chuyện của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ.”

Bất bình đẳng giới cho nữ sinh viên - ảnh 2
Mỹ Duyên, 19 tuổi, sinh viên Đại học Hồng Đức chia sẻ rằng em mong muốn trường có thêm camera an ninh và hệ thống ánh sáng tốt hơn vào buổi tối

Bà Lê Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao các hoạt động hỗ trợ trong khuôn khổ sáng kiến “Khuôn viên trường Đại học an toàn” nhằm lan tỏa thông điệp về  bình đẳng giới, chấm dứt mọi hình thức bạo lực đối với nữ sinh và cán bộ nữ trong các trường đại học.

“Những số liệu thu thập được từ dự án này sẽ là cơ sở quý báu để các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan khác ban hành các quy định, chính sách, xây dựng các công cụ thiết thực và hiệu quả nhằm đảm bảo môi trường học đường an toàn, không bạo lực cho sinh viên,” bà chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo trong tập hợp, thu hút hội viên

Sáng tạo trong tập hợp, thu hút hội viên

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô luôn xác định công tác tập hợp, thu hút hội viên phụ nữ tham gia tổ chức Hội là nhiệm vụ then chốt trong xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh. Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, Hội Phụ nữ đã triển khai nhiều phong trào thi đua, mô hình phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực và thu hút đông đảo chị em tham gia.
Sức hút về đêm ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Sức hút về đêm ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(PNTĐ) -  Các sản phẩm du lịch đêm sử dụng công nghệ, hướng đến phát triển bền vững trong khai thác và phát huy giá trị di tích được đưa vào khai thác ở Hà Nội nói chung, Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng đã đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành điểm đến hàng đầu của cả nước về phát triển du lịch thông minh.
Sống đẹp để có ích cho cộng đồng

Sống đẹp để có ích cho cộng đồng

(PNTĐ) - Hăng say với hoạt động hiến máu tình nguyện suốt 6 năm qua, Trương Thảo Linh, Phó Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đã vận động được hàng ngàn người tham gia. Cô gái trẻ vừa được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội trao tặng.