Cảm xúc tháng Mười

Chia sẻ

Có. một ước muốn tha thiết của người làm thơ ấy là sự đồng điệu từ người đọc. Nghĩa là, nếu chúng ta cảm được không khí của thời đại ấy, thời khắc ấy thì với thi nhân là điều hạnh phúc vô cùng. Với nhà thơ Tạ Hữu Yên và Cảm xúc tháng Mười thì đâu có khó

Không thể nói trời không trong hơn
Và mắt em xanh khác ngày thường
Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy
Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường

Mẹ đứng hàng đầu rưng rưng nước mắt
Xốn xang mẹ thường gọi các con
Anh chiến sĩ mến thương nhìn mẹ
Nghe niềm vui ấm cả tâm hồn.

Đêm, cái đêm rút quân qua gầm cầu
Anh, anh đã hẹn ngày mai trở lại
Sóng sông Hồng vỗ bờ hát mãi
Đỏ niềm tin là khúc khải hoàn ca

Một sớm thu trong đất thắm sao vàng
Năm cửa ô xòe năm cánh rộng
Đoàn quân về nhấp nhô như sóng
Những ngôi nhà dường muốn cao thêm
Tháng Mười ấy là khúc ca say
Khúc ca mở những chiến công đầy
Ôi Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
                                                         1974
                                             Tạ Hữu Yên

Ảnh minh họaẢnh minh họa

LỜI BÌNH
Có một ước muốn tha thiết của người làm thơ ấy là sự đồng điệu từ người đọc. Nghĩa là, nếu chúng ta cảm được không khí của thời đại ấy, thời khắc ấy thì với thi nhân là điều hạnh phúc vô cùng. Với nhà thơ Tạ Hữu Yên và Cảm xúc tháng Mười thì đâu có khó:

Không thể nói trời không trong hơn
Và mắt em xanh khác ngày thường
Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy
Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường

“Mùa thu ấy” cách thời điểm nhà thơ sáng tác chừng hai thập kỉ. Mùa thu đồng bằng Bắc Bộ đặc trưng với “da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”, xanh “mấy tầng cao” trong thơ cụ Tam Nguyên còn trăn trở vận nước hôm nào, giờ đây là màu xanh toàn vẹn, đầy ắp tâm hồn. Đoàn quân đem tin vui, đem hạnh phúc về trong màu xanh ấy; ba mươi sáu phố phường lại ngân lên nhịp trống của Thăng Long hào hoa, quật khởi:

Mẹ đứng hàng đầu rưng rưng nước mắt
Xốn xang mẹ thường gọi các con
Anh chiến sĩ mến thương nhìn mẹ
Nghe niềm vui ấm cả tâm hồn.

Khổ thơ thứ hai chân thật như trang nhật kí của một người lính trong đoàn quân. Những người lính từ bao miền quê, hôm nay cùng tiến về Hà Nội như về với mẹ. Người mẹ của Thủ đô nhìn người chiến sĩ nào cũng như con của mình. Bao năm các anh băng rừng, vượt dốc, khoét núi, ngủ hầm… nằm gai, nếm mật để có ngày làm đất nước rạng rỡ, mở ra trang sử ngày mới cho dân tộc. Hà Nội đón đoàn quân về như đón ngọn lửa ấm, ngọn lửa của niềm vui, niềm tin (Nghe niềm vui ấm cả tâm hồn). Với tất cả cảm xúc của ngày thu ấy, đọng lại trong lòng tác giả là hình ảnh năm cánh sao, tượng trưng cho năm cửa ô, là tầm cao mới của phố phường, của dân tộc:

Một sớm thu trong đất thắm sao vàng
Năm cửa ô xòe năm cánh rộng
Đoàn quân về nhấp nhô như sóng
Những ngôi nhà dường muốn cao thêm

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Mùa thu - tháng mười của Hà Nội có một kỷ niệm, một ký ức thật đặc biệt. Hình ảnh đoàn quân trở về sẽ còn khắc ghi mãi trong tâm hồn như một bản hùng ca với nhạc điệu, tiết tấu của bước quân hành đắm say:

Tháng Mười ấy là khúc ca say
Khúc ca mở những chiến công đầy
Ôi Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Sau 1954, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam với những thách thức, khó khăn vẫn chồng chất nhưng chúng ta vẫn vững vàng đạt được những thắng lợi, lập nên nhiều chiến công. Có lẽ, tất cả đều khởi đầu từ cảm hứng đất nước từ mùa thu này, mùa thu của “Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội” - một chiều dài lịch sử dày dặn, xuyên suốt…

Hôm nay, dưới trời xanh của mùa thu Hà Nội, đọc lại Cảm xúc tháng Mười của nhà thơ Tạ Hữu Yên thấy tất cả như vừa mới hôm qua…

MAI PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.