Cẩn trọng với nhọt vùng cổ, mặt

Chia sẻ

Nhọt (boil) là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh nó. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vị trí thường xuất hiện là vùng đầu mặt cổ, nách, vai và mông. Khi nhọt hình thành ngay mí mắt, người ta gọi là mụt lẹo, vùng quanh miệng gọi là đinh râu, còn ở vùng mặt sau của cơ thể như vùng gáy, lưng, mông gọi là hậu bối.

Mụn nhọt thông thường có thể tiến triển viêm tấy đỏ rồi hóa mủ dần trong vòng 4 đến 7 ngày sau đó vỡ thoát mủ, lành sẹo và tự khỏi. Tuy nhiên đối với hậu bối, bệnh thường tiến triển nặng nề. Khi bị từ 2 đến 3 ngày, tổn thương sẽ lan rộng, hóa mủ và tạo thành những ổ áp xe. Sau đó chúng có thể vỡ ra, chảy dịch màu trắng hoặc dịch màu hồng kem, lâu ngày sẽ tiến triển làm hoại tử tổ chức dưới da lan rộng, đặc biệt có thể dẫn tới viêm tấy lan tỏa, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí tử vong. Do đó hậu bối không thể tự khỏi theo cách thay băng gạc thông thường hoặc tự uống thuốc, mà cần có sự can thiệp chích rạch dẫn lưu mủ và điều trị theo bác sĩ chuyên khoa.

Đơn cử một trường hợp bị nhọt vùng đầu mặt cổ do vi khuẩn Staphylococcus aureus từng điều trị tại Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình (TTPTSM&TH), bệnh viện Trung ương quân đội 108 là bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trú tại Hà Nội, có tiền sử đái tháo đường tuýp II, di chứng chất độc màu da cam.

Trước khi vào viện 2 tuần bệnh nhân xuất hiện nhọt nhỏ bằng hạt đậu mọc vùng sau gáy, sau đó sưng tấy, đau nhiều, kèm theo sốt cao 38 – 390C. Do lo sợ và tâm lý ngại đi bệnh viện nên bệnh nhân tự mua thuốc điều trị. Khi tổn thương có dấu hiệu lan rộng, đau nhiều mới tới một cơ sở y tế được chẩn đoán là hậu bối, rạch tháo mủ rồi xin tự uống thuốc ở nhà, tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng hơn, đã chuyển điều trị tại nhiều cơ sở nhưng không khỏi.

Cẩn trọng với  nhọt vùng cổ, mặt - ảnh 1

Sau 12 ngày, bệnh nhân được chuyển TTPTSM &TH điều trị với tình trạng viêm tấy lan tỏa diện rộng vùng gáy, nhiều tổ chức hoại tử và dịch mủ hôi thối, cơ thể rơi vào tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng với triệu chứng người yếu mệt, da xanh niêm mạc nhợt, thiếu máu mức độ vừa, ăn uống kém, đi lại bằng xe lăn.

Để xử lý, bác sĩ phải phẫu thuật cắt lọc rộng rãi tổ chức hoại tử, lấy dịch mủ nuôi cấy vi khuẩn, áp dụng liệu pháp trị liệu chân không VAC (sử dụng hệ thống hút chuyên dụng nhằm tạo chân không trong toàn bộ vết thương để loại bỏ dịch ứ đọng, những mảnh tổ chức hoại tử nhỏ trong vết thương và dịch phù nề ở tổ chức xung quanh vết thương) để hút dịch liên tục.

Bệnh nhân cũng được điều trị phối hợp 3 loại kháng sinh phổ rộng, liều cao đường tĩnh mạch trước khi có kháng sinh đồ, kết hợp truyền máu, truyền đạm, điều chỉnh đường huyết và rối loạn điện giải. Sau khi có kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ thì điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ kết hợp với chuyên khoa truyền nhiễm. Phải sau 30 ngày nằm điều trị bệnh nhân mới khỏi bệnh và được ra viện.

Mụn, nhọt tưởng chừng đơn giản nhưng có thể gây hệ lụy khôn lường nếu không xử lý đúng cách. Bởi vậy, khi mụn, nhọt xuất hiện chúng ta không được tự ý nặn, hút, chườm nóng, lạnh hoặc đắp lá… tránh nguy cơ nhiễm trùng nặng nề hơn, thậm chí nhiễm khuẩn huyết.

Trong trường hợp nhẹ không có biểu hiện đau nhức, sốt, bạn có thể đợi vài ngày cho mụn “chín” và tự vỡ. Sau đó, dùng bông y tế vô khuẩn thấm dịch lấy mủ ra ngoài, rồi rửa lại bằng dung dịch sát khuẩn Betadin hoặc cồn Iod, tránh làm tổn thương thêm vùng vừa được tháo mủ. Tuyệt đối không đắp lá, đắp thuốc theo chỉ dẫn của người không có chuyên môn để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Nếu nhọt phát triển to nhanh, đau nhức nhiều thì không thể tự khỏi khi điều trị tại nhà mà phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để phòng tránh mụn nhọt và hậu bối cần giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường sống thật tốt: lau chùi sạch sẽ nhà cửa, phòng ngủ thoáng mát, chăn gối giặt sạch phơi nắng thường xuyên; xây dựng nếp sống lành mạnh: ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao thể trạng và sức bền miễn dịch, hạn chế đồ ăn nhiều đường và chất kích thích đặc biệt đối với những bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường.

Điều dưỡng cử nhân Nguyễn Thị Nhung
Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, bệnh viện Trung ương quân đội 108

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.