Cảnh giác với sốt xuất huyết

YÊN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian qua, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội không ngừng tăng lên, trong đó nhiều trường hợp biến chứng nặng, nguy hiểm tới tính mạng.

Tính riêng tới đầu tuần của tháng 8/2022, cả nước đã ghi nhận trên 145.500 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 53 trường hợp tử vong. Tại Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm tới nay thành phố đã có gần 800 ca mắc sốt xuất huyết, chưa có trường hợp tử vong. Một số quận, huyện ghi nhận số ca mắc cao gồm: Thanh Trì, Phú Xuyên, Ba Đình, Đống Đa, Hà Đông, Thường Tín, Bắc Từ Liêm… Đáng nói, có nhiều trường hợp biến chứng nặng.

Đơn cử tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, theo BS CKII Trần Thị Hoài – Trưởng khoa Truyền nhiễm, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết có tình trạng cô đặc máu, thoát dịch, tràn dịch màng bụng, màng phổi. Số bệnh nhân bị giảm tiểu cầu phải truyền tiểu cầu cũng tương đối nhiều. Bệnh viện cũng ghi nhận một số bệnh nhân bị sốc xuất huyết, trong khi mọi năm các trường hợp này rất ít. 

Thực tế, hiện chưa có thuốc hay vắc-xin đặc hiệu để điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue. Vì vậy, mỗi người dân cần nắm rõ các biện pháp phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.

Người bị sốt xuất huyết thường trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn ủ bệnh: Thường không có triệu chứng, kéo dài khoảng 3-10 ngày. Giai đoạn sốt: Người bệnh bị buồn nôn, nhức đầu, sốt cao đột ngột, đau cơ và xương khớp, có nốt xung huyết da, hai hố mắt bị nhức, chảy máu cam, chảy máu chân răng...

Cảnh giác với sốt xuất huyết - ảnh 1
Ảnh minh họa

Giai đoạn nguy hiểm: Thường bắt đầu vào khoảng ngày thứ 3 - 7, lúc này người bệnh đã giảm hoặc cắt sốt nhưng nếu gặp biến chứng sẽ xuất hiện triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết da, tràn dịch màng bụng, tràn dịch phổi, mi mắt bị phù... Giai đoạn hồi phục: Bắt đầu sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 24 - 48 giờ, người bệnh đã hết sốt hoàn toàn và thể trạng tốt lên, đi tiểu nhiều, có cảm giác thèm ăn.

Theo đó, khi không may mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước; có thể uống Paracetamol để giảm sốt và làm dịu cơn đau khớp. Không nên uống aspirin hoặc ibuprofen vì hai thuốc này có thể tăng nguy cơ xuất huyết. Người bệnh cần đặc biệt chú ý việc bù dịch từ sớm thông qua đường uống. Nước sôi để nguội và dung dịch oresol được khuyến khích dùng nhất. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bù dịch bằng nước trái cây hoặc nước cháo loãng pha cùng chút muối.

Với dung dịch oresol, khi uống cần đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng pha, tuyệt đối không pha ít hơn liều lượng đã chỉ định vì nó dễ làm rối loạn nước điện giải gây mất nước các tế bào dẫn đến hôn mê, co giật, hôn mê, tổn thương não...; không pha quá loãng vì như vậy khiến lượng muối được bù lại ít hơn với lượng nước nên không đạt được hiệu quả bù dịch và muối. 

Sau khi đã pha, dung dịch cần được dùng hết trong 24 giờ (nếu không hết thì bỏ đi để pha gói mới) và uống rải rác, không uống liên tục. Dung dịch đã pha không được bảo quản trong tủ lạnh, không được đun sôi, không pha chung với bất kỳ loại nước nào khác ngoài nước sôi để nguội hoặc nước lọc.

Sốt xuất huyết diễn tiến tương đối khó lường, nếu người bệnh chủ quan không đi khám để được chẩn đoán và theo dõi thì rất dễ bị chuyển từ giai đoạn nhẹ sang nặng, không xử trí kịp thời nên gặp các biến chứng nguy hiểm.

Với trường hợp đã thăm khám và được chỉ định theo dõi tại nhà thì cần tái khám đúng hẹn hoặc nhập viện ngay khi có dấu hiệu bất thường như: Đã hết sốt nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu; bị nôn nhiều; đau bụng; tay chân ẩm và lạnh; có cảm giác bứt rứt; có dấu hiệu xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể; cho rằng hết sốt tức là bệnh đã khỏi.

Thực tế là sau khi hết sốt mới chính là lúc sốt xuất huyết trở nên nguy hiểm. Khoảng 2-7 ngày sau khi hết sốt nhiều người cảm thấy đỡ khó chịu hơn nên chủ quan, không theo dõi sức khỏe mà không biết rằng đây mới là lúc hệ miễn dịch đã bị virus Dengue làm suy yếu đi nhiều. Rất nhiều người dễ phải đối mặt với biến chứng gây tràn dịch màng phổi, xuất huyết nội tạng... và tử vong.

Tin cùng chuyên mục

Quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

(PNTĐ) - Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay có chủ đề:“Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Đây là thông điệp chính thức được Văn phòng Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam công bố và được Bộ Y tế đưa vào Kế hoạch truyền thông dân số nhằm đẩy mạnh nhận thức cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.
Hà Nội nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

Hà Nội nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

(PNTĐ) - Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số… là những mục tiêu mà Hà Nội nỗ lực thực hiện trong thời gian qua.
Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Giọt máu đào

Giọt máu đào

(PNTĐ) - Sau đám tang chồng, Oanh vẫn không kìm được nước mắt. Chao ôi, tai nạn chỉ diễn ra trong tíc tắc mà cuộc đời của Oanh và hai đứa trẻ đã bước sang một bước ngoặt khác... Oanh đã từng mong đó chỉ là cơn ác mộng mà khi cô tỉnh dậy, mọi thứ lại trở về như trước...
Khi con biết yêu

Khi con biết yêu

(PNTĐ) - Ngày nghe tin con gái có người yêu, chị Hoa rụng rời tay chân. Trời ơi, con gái chị mới vừa bước qua tuổi 17, hãy còn ăn chưa no, lo chưa tới thì yêu đương nỗi gì. Rồi con chị còn cả một tương lai dài phía trước, nếu dính vào yêu đương thì có ngày lại ăn cơm trước kẻng, rồi thì biết đi đâu về đâu.