Cây si cô đơn

Trần Thị Ngọc Hương
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Ở nhà, ông tôi có biệt danh là “cây si”, bởi ông luôn tự nhận ông là “cây si” của bà. Hồi trẻ, ông phải “chai mặt” trồng cây si trước cửa nhà bà tôi suốt mấy năm bà mới đồng ý cưới ông làm chồng.

Cho đến sau này, khi đã có với nhau 4 mặt con, rồi 4 con lấy chồng, sinh thêm 8 cháu nội ngoại, ông tôi vẫn cứ làm “cây si” của bà. Mỗi lần bà cần đi đâu, ông không khiến con cháu mà đích thân chở bà đi, rồi “trồng cây si” trên hè cả tiếng để đợi đón bà về. Trong bữa cơm tối, nếu bà chưa ra thì ông cũng không vào mâm. Có dạo, không biết ông bà có chuyện gì mà bà giận ông. Thế là ông cũng nhịn ăn, ngồi “trồng cây si” trước cửa phòng cho đến khi bà chịu làm lành mới thôi.

Hơn 1 năm trước, bà tôi không may phát hiện bị K phổi. Đó là một cú sốc gần như khiến cả nhà tôi hoảng loạn, đặc biệt là ông. Cả ngày, ông cứ bần thần, ngồi lì bên giường của bà. Trông ông giống như một “cây si héo”, ủ rũ. 

Cây si cô đơn - ảnh 1
Ảnh minh họa

Dù được cả nhà tôi tích cực tìm thầy, thuốc cứu chữa, nhưng vẫn đến ngày bà tôi ra đi mãi mãi. Điều an ủi duy nhất là bà không bị đau đớn và vẫn tỉnh táo cho tới phút cuối cùng. Đợi cho tới khi ông tôi đưa tay đan vào tay bà, 10 ngón tay của ông như những rễ cây si quấn quýt không muốn rời, bà tôi mới nấc lên một tiếng rồi tắt thở. 

Vì đã được chuẩn bị tinh thần sẵn, chúng tôi bảo nhau hãy cố gắng phải vượt qua. Chỉ có ông tôi là gần như vẫn không thể thích nghi được với những ngày tháng không còn bà bên cạnh. Hàng ngày, ông tôi tự đi xuống tầng 1, nơi có ban thờ bà ở đó, ngồi lặng lẽ nhìn vào di ảnh bà. Rồi bất chợt, ông khóc nấc lên, mếu máo nói ngày trước, ông cũng ngồi đợi bà trước cửa nhà như thế này thì cũng đến lúc bà ra. Nhưng, bây giờ, sao ông ngồi mãi, ngồi mãi mà không thấy bà đâu cả. Ông trách bà đã thất hứa, không ở với ông cho tới cuối đời.

Bố tôi sợ ông ngồi lâu sẽ ốm, nên giục ông lên phòng nằm nghỉ. Nhưng, ông cũng chỉ lánh về phòng một chút, rồi lại dò dẫm ra với bà. Từ xa, dáng ông nhỏ bé, xiêu vẹo trông vừa thương, vừa tội. Bà tôi đi rồi, ông tôi vĩnh viễn trở thành cây si cô đơn. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Sống mãi với ký ức hào hùng...

Sống mãi với ký ức hào hùng...

(PNTĐ) - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Chi hội trưởng “tuổi cao, gương sáng”

Chi hội trưởng “tuổi cao, gương sáng”

(PNTĐ) - Những năm qua, phát huy tinh thần “Tuổi cao, gương sáng”, bà Quách Thị Quỳ, dân tộc Mường, là Chi hội trưởng chi hội người cao tuổi, Tổ trưởng tổ Phụ nữ cao tuổi thôn 9, xã Ba Trại, huyện Ba Vì là tấm gương gương mẫu, đi đầu thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Hội Phụ nữ các cấp, của địa phương phát động.
Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tổ chức nhiều công trình, phần việc ý nghĩa. Qua đó, tạo được phong trào thi đua sôi nổi, cổ vũ cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ Thủ đô quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Đầu tư xứng tầm cho công tác dân tộc ở Thủ đô

Đầu tư xứng tầm cho công tác dân tộc ở Thủ đô

(PNTĐ) - Những khởi sắc của vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi Thủ đô trước hết đến từ quyết tâm đầu tư xứng tầm cho công tác dân tộc của lãnh đạo Thành phố. Những năm qua, Thành phố đã quan tâm bố trí nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội dự kiến đầu tư trên 2.144 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719), từ ngân sách Thành phố.