Con gái út yêu muộn

HẢI NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Những tháng cuối năm, nhận thiệp ăn cưới của anh em, bạn bè, hàng xóm láng giềng khiến bà Nga lại càng thêm sốt ruột về cô con gái út mãi vẫn chưa chịu lấy chồng.

Bà Nga có 4 người con, một người con gái cả và con trai đều lập gia đình sớm, bây giờ cuộc sống đã ổn định, con cái lớn khôn nên bà yên tâm lắm. Chỉ có Phương - cô con gái út năm nay bước sang tuổi 30 mà vẫn chưa một lần dẫn bạn trai về ra mắt chứ nói gì đến chuyện cưới xin.

Ngặt một nỗi, Phương lại sống một mình ở TP Hồ Chí Minh, khoảng cách khá xa nên càng làm bà Nga khó thúc giục con gái. Đợt thi đại học, Phương cũng đăng ký nguyện vọng ở Hà Nội, nhưng lại không đủ điểm. Bà Nga muốn con học mấy trường ở tỉnh xung quanh nhưng Phương nhất quyết không chịu, bởi cô muốn “tự lập ở một thành phố năng động, lại có nhiều ngành học hay”. Phương vốn cá tính, quyết đoán nên cuối cùng bà Nga cũng chiều theo ý con.

Học xong, bà Nga muốn Phương về gần nhà làm việc nhưng cô không chịu, thích ở lại trong Nam. Thế là từ lúc đi học đến nay, Phương sống xa nhà cũng hơn chục năm. Bà Nga không mấy bận tâm đến chuyện Phương chuyển về gần nữa mà lại sốt ruột vì con gái mãi không chịu lấy chồng. Bà thường nói chuyện với ông: “Cái Phương nhà mình ngoại hình bình thường, con gái qua 30 tuổi là xuống sắc nhanh lắm. Chắc tôi phải vào đó chơi một chuyến, vừa thăm anh em họ hàng trong đó, vừa xem con nó ăn ở ra sao, chứ lo thật đấy ông à”.

Con gái út yêu muộn - ảnh 1
Ảnh minh họa

Ông cứ nghĩ bà Nga chỉ nói thế, nhưng mà hôm sau bà gọi cho con trai lớn đặt vé máy bay vào TP Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên bà đi xa một mình, không có ông đi cùng, điều đó chứng tỏ bà rất lo lắng cho con gái. Nghe tin mẹ vào chơi, Phương bất ngờ lắm, cô vừa mừng lại vừa áp lực, bởi cô biết mẹ vào chơi với mục đích gì.

Những ngày đầu bà Nga đi thăm anh em, họ hàng, rồi được Phương chở đi chơi nên vui vẻ, thoải mái. Phương nghĩ mẹ chỉ ở chơi khoảng một tuần rồi về, nhưng cuối cùng là hơn một tháng. Thời gian sau đó, bà Nga cùng với người chị họ tích cực tìm hiểu, làm mối cho Phương hết người này đến người khác. Cho dù Phương không muốn nhưng vì chiều lòng mẹ, cô vẫn phải đi trong sự gượng ép. Và dĩ nhiên, không có buổi xem mặt nào có kết quả.

Đến buổi gặp mặt lần thứ 4, Phương phản đối nhất quyết không đi. Nhưng vì đây là người quen của bác họ, nghe nói vừa đi công tác 2 năm ở Úc về, gia đình có điều kiện nên bà Nga lại càng trông chờ. Phương không đi thì bà giận dỗi, nhịn ăn, cả ngày mẹ con không nói chuyện với nhau câu nào. Không đành lòng, Phương lại đến buổi gặp mặt.

Anh chàng tên là Tuấn, hơn Phương 2 tuổi, nhà ở trung tâm thành phố. Qua phong thái và cách nói chuyện, Phương đã thấy không ưa, một người khoe mẽ, kênh kiệu. Nhưng Phương không nghĩ anh ta lại mất lịch sự đến mức nói oang oang trong một không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh, khiến ai ngồi trong quán cũng có thể nghe rõ: “Tôi nghe bác tôi khen cô, rồi nhìn ảnh trên mạng xã hội khá là ấn tượng đấy nên mới tới gặp. Nhưng thực tế thì cô biết mà, chúng ta không cùng đẳng cấp, không hợp nhau, nên cô đừng hy vọng. Tôi cứ thẳng thắn vậy nhé!”.

Phương thực sự quá bất ngờ về sự tự tin thái quá của người đàn ông mang cái danh thành đạt, cô khẽ nhếch miệng cười đáp trả: “Xin lỗi, một người mà thiếu sự tinh tế của đàn ông và thừa tự cao như anh không bao giờ với đến đẳng cấp của tôi đâu”. Phương vừa nói hết câu thì mẹ cô bất ngờ từ phía bàn bên, sau một vách gỗ đi ra tiếp lời: “Hay lắm, tôi chỉ thấy anh cao ngạo và ảo tưởng về bản thân, chứ không đủ tư cách để gặp con gái tôi lần nữa? Anh nghĩ mình là ai?”.

Nói xong, bà Nga kéo Phương đứng dậy, thanh toán tiền cafe rồi ra về. Sau buổi hôm ấy, bà Nga sợ con gái buồn lòng nên tối đó nói chuyện rất lâu, có lẽ đây là lần đầu tiên hai mẹ con bà tâm sự nhiều đến thế.

Bà Nga nói: “Mẹ cũng vì lo lắng, thương con nên mới làm như thế, điều gì tốt đẹp con giữ lại, còn những thứ không đáng như hôm nay thì bỏ qua con nhé. Con gái có thì, con cũng nên tích cực giao lưu, gặp gỡ với nhiều người thì mới tìm được nhân duyên. Chứ con tối ngày chỉ đi làm rồi về phòng trọ thế này thì sao quen ai được. Con ở trong này một mình mẹ thật sự không yên tâm chút nào”.

Con gái út yêu muộn - ảnh 2
Ảnh minh họa

Phương cầm đôi bàn tay chai sạn của mẹ thủ thỉ: “Con hiểu mẹ chứ nhưng tình duyên không phải cứ muốn là được. Con sẽ nghe lời mẹ, chăm chỉ đi chơi nhiều hơn. Nếu năm nay con vẫn một mình, con sẽ về quê ở gần bố mẹ nhé!”. Bà Nga thấy con gái hứa hẹn nên mừng lắm và vui vẻ về quê.

Thế nhưng từ ngày bà ở TP Hồ Chí Minh về đến nay cũng đã gần nửa năm, mà vẫn không thấy Phương có người yêu. Lần này bà đinh ninh con gái sẽ về quê như lời hứa, nên đã ngắm sẵn vài “mối” và còn nhờ người quen xin cho Phương làm việc ở một cơ quan Nhà nước.

Lần nào nói chuyện điện thoại bà Nga cũng nhắc về chuyện này nhưng Phương lại chẳng mấy hào hứng, thậm chí có lúc cô còn nói năm nay không về ăn Tết khiến bà Nga bất ngờ, lại thở dài khuyên nhủ: “Cả năm con không về nhà thăm bố mẹ, anh chị và các cháu rồi, giờ đến ngày Tết con cũng không về là sao?”.

Phương vẫn không nói gì về chuyện đang có người yêu và kế hoạch của mình cho đến khi bà Nga thúc ép quá. Vào một ngày cuối tuần giữa tháng 12, cô dẫn bạn trai tên Minh về ra mắt gia đình mà không báo trước khiến cả gia đình bất ngờ. Khi Phương bước vào trong sân, bà Nga đang lúi húi nấu cơm trong bếp mà không tin vào mắt mình. Đi sau là một chàng trai cao to, phong thái đĩnh đạc, tự tin.

Bà Nga trách nhẹ con gái nhưng trong lòng cũng mừng thầm, vì lần này cô dẫn về “chàng rể” ưng mắt, được lòng cả gia đình. Minh hơn Phương 1 tuổi, quê miền Tây, làm kỹ sư công nghệ thông tin. Chàng trai hiền lành, biết quan tâm những người xung quanh. Về nhà ra mắt mấy ngày, nhưng anh chàng chịu khó lau nhà, vào bếp nấu ăn và rửa bát cùng người yêu.

Minh cũng xin phép ông bà Nga cho Phương ở lại miền Nam ăn Tết và về ra mắt gia đình mình ở Cần Thơ. Bà Phương ngần ngại vì chưa bao giờ con gái xa nhà vào ngày lễ, nhưng nhìn đôi mắt đang hạnh phúc và nhìn mẹ đầy mong chờ, bà đã gật đầu đồng ý.

Quả thực trong lòng bà Phương có chút cảm xúc lẫn lộn, vui vì con gặp được người xứng đáng nhưng cũng buồn vì con lấy chồng xa nhà. Nhưng nghĩ lại, nhìn khuôn mặt rạng ngời và nụ cười lấp lánh trong mắt con gái bà lại thấy nhẹ lòng.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phim lịch sử, chiến tranh Việt Nam: Dấu ấn của ký ức và niềm tự hào

Phim lịch sử, chiến tranh Việt Nam: Dấu ấn của ký ức và niềm tự hào

(PNTĐ) - Điểm lại lịch sử điện ảnh Việt, dòng phim về chiến tranh tuy không sôi động nhưng mỗi tác phẩm đều để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, trở thành những bài học lịch sử sống động đi vào lòng người, nhắc nhở chúng ta không quên những năm tháng cha anh đã sống và chiến đấu như thế, không quên lịch sử nước nhà đã trải qua những gì để có cuộc sống hòa bình, êm ấm như hôm nay… Cũng vì vậy, chúng ta thật sự phấn chấn khi dòng phim chiến tranh đang “nở rộ” và được công chúng đón nhận nhiệt tình gần đây.
169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

(PNTĐ) - Khi đồng hồ điểm 8h30 sáng ngày 14/4 tại Texas, Mỹ, tên lửa New Shepard của công ty du hành vũ trụ Blue Origin rời bệ phóng, mang theo 6 người phụ nữ can đảm, đánh dấu chuyến bay có phi hành đoàn toàn nữ đầu tiên kể từ sau sứ mệnh của nữ phi hành gia Valentina Tereshkova năm 1963. Trong số đó, một cái tên khiến hàng triệu người Việt Nam tự hào: Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên chính thức bay vào vũ trụ.
Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

(PNTĐ) - Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.