Cuộc hôn nhân “gá nghĩa”

Chuyên gia tư vấn tâm lýĐInh Đoàn
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Người phụ nữ 42 tuổi ấy trẻ hơn tuổi thật, xinh đẹp, duyên dáng, tự tin, trước là giáo viên mầm non, hiện giờ là hiệu trưởng của một trường mầm non “kiểu quốc tế” ở Hà Nội. Đúng là trường hợp của cô ấy, câu nói “trời không cho ai tất cả bao giờ” rất đúng, bởi điều gì ở cô ấy cũng tốt đẹp, trừ hôn nhân.

Cô kể, gần hai mươi năm trước, là cô nữ sinh mới ra trường, về quê nhận việc ở một trường mầm non của xã. Đang tuổi yêu đương, lại xinh đẹp, dịu dàng, cô khổ sở vì bị các chàng trai săn đón, tán tỉnh. Đã xác định làm giáo viên mầm non gần nhà, tiện chăm sóc bố mẹ, cô cũng đã từng “mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ” như bao cô gái đang thì yêu đương khác. Đùng một cái, cô giáo trẻ ấy say như điếu đổ một chàng trai mới đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài về, có xe máy DD (ngày ấy xe máy DD màu đỏ là đỉnh của các loại xe máy). Rồi cô có thai, rồi anh ta không nhận, rồi cô bị bố mẹ mắng nhiếc thậm tệ, rồi cô bỏ nghề, vào Tây Nguyên ở, làm thuê cho bà chị họ, cốt lấy tiền sinh sống và sinh con. Cô dự định, khi con cứng cáp, cô về quê, nói là nhặt được đứa trẻ bỏ rơi, thương quá, đem về nuôi…

Cuộc hôn nhân “gá nghĩa” - ảnh 1
Ảnh minh họa

Cô về quê mang theo đứa trẻ. Bố mẹ cô cũng dịu cơn nóng, nhưng cũng vẫn nhắc đi nhắc lại rằng đừng quên nói đây là con nuôi. Ông bà cũng giành nhiều thời gian chăm sóc cháu ngoại, để cô rảnh rang đi làm ăn, và mong cô sớm có chồng thực sự.

Cô gặp người đàn ông hơn cô 10 tuổi tại hội làng của làng bên cạnh, nhưng anh ấy sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Một tuần sau, anh ta lại về thăm cô và tâm sự rằng anh đã tìm hiểu về cô qua một vài người làng. Anh thấy như hai người có duyên, có nợ với nhau. Anh nói cũng đã ly hôn vợ vì vợ anh ngoại tình. Anh có hai đứa con trai, đang ở với anh và ông bà nội chăm sóc. Anh là thành viên của “Hội đồng quản trị” của một công ty chuyên tư vấn du học và xuất khẩu lao động ở Hà Nội. Trong công ty, anh là người thứ hai, đứng sau mỗi bà Chủ tịch, người có đóng góp tài chính lớn nhất cho công ty.

Cuộc hôn nhân “gá nghĩa” - ảnh 2
Ảnh minh họa

Cô theo anh lên Hà Nội nửa năm sau đó. Lấy nhau rồi, cô mới biết vợ chồng anh ly hôn là do vợ anh vướng vào nợ nần, phá sản, anh không muốn những người đòi nợ thuê cứ đến chỗ làm việc của anh để quấy rối. Nhà cửa, xe cộ bán hết để trả nợ và vợ anh ấy có đủ chút tiền mua vé bay sang làm thuê ở Nga, tránh mọi thị phi. Anh giờ hai bàn tay trắng. Nhà đang ở là nhà thuê. Cái chức thành viên “Hội đồng quản trị” cũng là anh tự phong. Công việc chính của anh là “lái xe, kiêm vệ sĩ, kiêm phi công trẻ…” cho bà Chủ tịch Công ty mà anh đã nói. Người phụ nữ lớn tuổi ấy giàu có, chồng mất sớm và khát tình, rất thích anh và chăm chút cho anh, nhưng chi trả tiền cho anh theo kiểu “nhỏ giọt”, đủ sống chứ không có hỗ trợ được gia đình, vợ con. Lấy anh, thấy hoàn cảnh anh như vậy, cô buồn, nhưng vốn là người kham khổ quen, cô không kêu ca, nghĩ rằng sẽ sống bằng sức lao động của chính mình. Cô thú nhận đứa con riêng của mình là con ruột và đón con lên Hà Nội để tiện công chăm sóc “ba thằng nhỏ” luôn.

Gần hai mươi năm qua, các con lớn khôn dần, do một tay cô tần tảo chăm sóc, giáo dục. Một đứa con của anh đã đi học nước ngoài. Hai đứa con sau cũng đang học lớp 12, chúng thân nhau như anh em ruột và tất cả đều yêu quý cô, gọi cô là mẹ với lòng kính trọng, biết ơn.

Cuộc hôn nhân “gá nghĩa” - ảnh 3
Ảnh minh họa

Cô không nhận được bất cứ thứ gì ở anh. Không tiền, không có sự chia sẻ việc nhà, không tình cảm âu yếm. Vợ chồng lâu lâu có “đi lại với nhau” một lần thì cô cũng cảm nhận thấy như “nộp thuế”, chứ không phải đắm say. Cô không được biết, được đến công ty của anh làm việc vì bà Chủ tịch cấm điều đó. Anh đi suốt ngày và nhiều đêm. Căn nhà mà vợ chồng cô ở cùng hai con trai hiện nay là nhà mua trả góp, cô đã phải “cắm sổ lương” để vay ngân hàng, vay bạn bè… để mua. Giờ có bán đi, chưa chắc đã đủ trả nợ. May thay, cô gặp nhiều người tốt trong cuộc sống giúp đỡ. Đầu tiên là xin lại được việc làm giáo viên mầm non. Rồi phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, được Phòng Giáo dục mời tham gia Ban soạn thảo tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non, tài liệu “chuẩn bị cho bé vào lớp Một”. Cô cũng được nhiều chủ trường mầm non tư thục mời làm “Cố vấn chuyên môn”, cũng thêm thu nhập. Rồi 5 năm trước cô được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng và sau đó là Hiệu trưởng một trường mầm non trong quận. Đặc biệt, có một trường “mầm non quốc tế” đã mời cô làm “Hiệu trưởng danh dự”…

Vậy mà cách đây một tuần, chồng cô nói với cô rất nghiêm túc rằng anh ấy và cô không hợp nhau, không thể chung sống. Anh thì quen với giới kinh doanh giàu có, những cô gái chịu chơi, thậm chí hư hỏng, những chị gái thừa tiền – thiếu tình, nên trong con mắt anh, cô là “người xa lạ”. Tuy lấy nhau, cả hai còn trẻ, anh cũng tuyên bố rằng anh có con, em cũng có con, chúng ta không cần con chung nữa. Cô cũng thừa nhận rằng cuộc hôn nhân mười tám năm qua chỉ giúp cô chuyển dịch cuộc sống từ tỉnh lẻ về Hà Nội, chứ thật ra hai người không có gì chung, trừ một vài khoản nợ. Anh muốn hai người ly hôn trong hòa bình để không ảnh hưởng tới các con, không để bố mẹ cô ở quê biết, khiến các cụ buồn.

Cuộc hôn nhân “gá nghĩa” - ảnh 4
Ảnh minh họa

Trao đi, đổi lại, cô gái ấy cũng chấp nhận ly hôn với vài đề nghị nho nhỏ rằng ngôi nhà sẽ bán để trang trải hết nợ nần, anh đi đâu ở thì tùy, cô sẽ thuê một căn hộ nhỏ hơn để ở cùng với hai đứa con trai. Cô không muốn tách lìa hai đứa và cô cũng thương cả đứa con anh. Hai người ly hôn, nhưng cô sẽ không công bố với mọi người ở quê. Nếu ngày giỗ, ngày Tết, cô nhờ anh đi cùng cô về quê, coi như họ vẫn là vợ chồng. Cô cũng không công khai thông tin này rộng rãi, bởi cô không muốn các đồng nghiệp chú ý, đàm tiếu chuyện riêng của cô, bởi hiện nay cô là hiệu trưởng.

Đúng là khi “tư tưởng đã thông, không có việc gì khó”. Cuộc hôn nhân kéo dài 18 năm mà khi ly hôn, cô không cảm thấy mất mát gì nhiều. Có lẽ đây là cuộc hôn nhân “gá nghĩa”, chứ không phải là cuộc sống gia đình thực sự!

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Chùa Hương Tích – chốn “Nam thiên đệ nhất động“

Chùa Hương Tích – chốn “Nam thiên đệ nhất động“

(PNTĐ) - Chùa Hương Tích thuộc ngoại thành Hà Nội, từ lâu đã nổi danh là điểm du lịch tâm linh hàng đầu ở Việt Nam. Vào mùa lễ hội hàng năm, du khách trong nước và quốc tế nườm nượp đến đây lễ Phật cầu an, cầu may cũng như thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi non sông nước tựa gấm thêu hoa dệt của bàn tay tạo hóa nơi đây.
Thể thao - đòn bẩy phát triển phụ nữ

Thể thao - đòn bẩy phát triển phụ nữ

(PNTĐ) - “Hồi mình sinh con đầu lòng, khi ấy là những năm 2000. Ở thời điểm đó không phải ai cũng nghĩ phụ nữ phải đi tập thể dục đâu! Phòng gym thường toàn là đàn ông! Nhưng mình chỉ nghĩ, mình không tập lúc này thì còn lúc nào, không tập cho mình thì lấy đâu sức khỏe mà nuôi con, mà làm việc, mà tận hưởng cuộc sống nữa…”.
Điều gì đảm bảo hạnh phúc?

Điều gì đảm bảo hạnh phúc?

(PNTĐ) - Sau mỗi câu chuyện không hay trong gia đình, người ta thường nhắc đến kèm hai từ “giá như”. “Giá như hồi ấy không tham công tiếc việc quá”, “Giá như hồi ấy mình nghe chồng/vợ một chút”, hay “giá như hai vợ chồng không cố đẻ thằng con trai”… Ừ thì giá như được xoay chuyển quá khứ theo ý mình, thì chắc hẳn gia đình nào cũng sẽ hạnh phúc.
Vượt qua thử thách bằng giữ vững niềm tin

Vượt qua thử thách bằng giữ vững niềm tin

(PNTĐ) - Với nhiều gia đình, hạnh phúc không phải là một con đường dễ đi. Thế nhưng, chỉ vì “chúng ta là một gia đình” mà họ sẵn sàng nắm tay nhau cùng vượt qua giông bão. Bởi khi nghĩ về một gia đình hạnh phúc, họ luôn nghĩ về cách mà họ cùng nhau bắt đầu một gia đình, là sự cam kết, tự nguyện hay mong muốn được san sẻ cuộc sống cùng nhau.
Hạnh phúc là sự hòa hợp tự nhiên

Hạnh phúc là sự hòa hợp tự nhiên

(PNTĐ) -Hạnh phúc (happy) là một khái niệm được nhắc đến khá nhiều từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Kể từ khi Jayme Illien, chuyên gia Liên hợp quốc đưa ra ý tưởng và được Liên hợp quốc phê duyệt, ngày 20/3, Ngày Hạnh phúc (International Day of Happiness) đã trở thành một lời nhắn gửi đến mỗi chúng ta phải sống như thế nào để thấu hiểu, sẻ chia.