Đặt cọc tiền để thực hiện hợp đồng lao động đúng hay sai?

Luật sư: Hồng Hải
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tôi vừa về hưu, sức khỏe còn tốt nên muốn đi làm. Một cửa hàng bán đồ gia dụng bố trí tôi làm giao hàng nhanh trong nội thành, nhưng lại đưa ra yêu cầu phải nộp cho họ khoản tiền 10 triệu đồng ngay khi ký hợp đồng và giao đơn hàng đầu tiên. Xin hỏi Báo PNTĐ, khoản tiền nói trên được hiểu là đặt cọc tiền hàng hay bảo đảm tôi phải thực hiện đúng hợp đồng với họ? Yêu cầu này có đúng hay không?

Câu hỏi
Tôi vừa về hưu, sức khỏe còn tốt nên muốn đi làm. Một cửa hàng bán đồ gia dụng bố trí tôi làm giao hàng nhanh trong nội thành, nhưng lại đưa ra yêu cầu phải nộp cho họ khoản tiền 10 triệu đồng ngay khi ký hợp đồng và giao đơn hàng đầu tiên. Xin hỏi Báo PNTĐ, khoản tiền nói trên được hiểu là đặt cọc tiền hàng hay bảo đảm tôi phải thực hiện đúng hợp đồng với họ? Yêu cầu này có đúng hay không?

Phạm Xuân Hưng (Thường Tín, Hà Nội)

Đặt cọc tiền để thực hiện hợp đồng lao động đúng hay sai? - ảnh 1

Trả lời
Hợp đồng lao động, theo Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2012, “là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.

Nội dung của Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu như Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; Công việc và địa điểm làm việc; Thời hạn của hợp đồng lao động; Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; Chế độ nâng bậc, nâng lương; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế…

Thông tin của bạn không nêu rõ việc chủ cửa hàng yêu cầu bạn nộp 10 triệu đồng là tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng (ví dụ: Yêu cầu bạn làm việc trong một thời hạn tối thiểu nhất định) hay đảm bảo việc nộp lại tiền hàng bạn nhận từ họ, giao và thu tiền từ khách hàng.

Trường hợp là điều kiện để hai bên ký kết hợp đồng lao động, chủ cửa hàng đã vi phạm điều cấm của pháp luật. Bởi vì, Điều 20 của Bộ luật này quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
“1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”.

Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng, theo điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ, người sử dụng lao động có hành vi “Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động” bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Thêm nữa, theo điểm đ khoản 3 của Điều này, họ còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này”.

Trường hợp là biện pháp để bảo đảm bạn thực hiện nghĩa vụ nộp lại tiền đã nhận từ khách hàng (bán hàng theo hình thức COD) thì nội dung này thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và do hai bên thỏa thuận.

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật dân sự gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản.

Cụ thể, biện pháp đặt cọc được quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Tóm lại, cần kiểm tra lại khoản tiền chủ cửa hàng yêu cầu bạn nộp khi giao kết hợp đồng nhằm mục đích gì. Nếu là đặt cọc bảo đảm nghĩa vụ thì do hai bên thỏa thuận. Trường hợp là khoản tiền bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng lao động thì chủ cửa hàng đã vi phạm quy định của pháp luật lao động. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.