Để khoẻ và an toàn khi bị cách ly

Chia sẻ

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ, nhiều trường hợp F1, F2 tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 bắt buộc cách ly tập trung hoặc tại nhà. Do đó, mọi người cần tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ bản thân và gia đình trước dịch bệnh.

Tuần san Đời sống gia đình chia sẻ một số ý kiến của các chuyên gia tư vấn, kinh nghiệm của người dân đang thực hiện cách ly về vấn đề này.

Chuyên gia tư vấn Trần Thị Mạnh Linh: Cha mẹ tận dụng thời gian giãn cách xã hội để gần gũi, tâm sự với con

Từ khi dịch bệnh bùng nổ đến nay, số ca mà tôi tiếp nhận điều trị tâm lý tăng cao. Lịch làm việc của tôi không có ngày nghỉ thứ bảy, Chủ nhật và buổi tối. Trong đó, nhiều ca trị liệu là trẻ em.

Các em thường đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý như trì trệ do ít vận động, chủ yếu xem điện thoại, ti-vi. Mạng xã hội, game… Tâm lý con người được hình thành qua hành động và giao tiếp trực tiếp. Do đó, khi giao tiếp trở nên gián tiếp, đơn phương thì đời sống tâm lý của các em cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Một số em cho rằng dịch bệnh không đáng ngại, bởi các em vẫn được học online và không phải tìm cách giao tiếp với thầy cô, bạn bè… Thậm chí, một số em còn cảm thấy bất an khi dịch bệnh lắng xuống, bởi sẽ phải đi học trở lại và đối mặt với cuộc sống cũ. Đây chủ yếu là các học sinh có tiền sử rối loạn tâm lý như: rối loạn thích nghi, rối loạn lo âu, khủng hoảng tuổi dậy thì…

Do đó, cha mẹ hãy tận dụng thời gian giãn cách xã hội, thậm chí là với gia đình phải cách ly tại nhà để gần gũi, tâm sự với con. Cha mẹ cùng con dọn dẹp, trang trí nhà cửa, học nấu món ăn mới, sắp xếp lại đồ dùng... Với gia đình có 2 trẻ trở lên, cha mẹ có thể tạo ra các trò chơi tương tác giữa hai con như: ai dọn nhà nhanh hơn, ai biết nhặt rau… Cha mẹ hãy định hướng, cùng con khai thác các chương trình thiếu nhi trên mạng xã hội để con tiếp cận một cách phù hợp. Trong gia đình, cần xây dựng các quy tắc ứng xử vợ chồng, nuôi dạy con, quản lý tài chính, quan hệ hai bên nội – ngoại. Điều quan trọng là mỗi người cần có sự chia sẻ, thấu hiểu để cảm thông cho nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách do đại dịch Covid-19 mang lại.

Tập thể dục trong khu cách lyTập thể dục trong khu cách ly

Chuyên gia giáo dục Vũ Thu Hương, nguyên Giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Sắp xếp thời gian biểu mùa dịch cho con

Khi các con nghỉ dịch tại nhà, nhiều trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành niên thường có lịch sinh hoạt lộn xộn. Có nhiều cha mẹ gọi điện than thở với tôi rằng, con họ ngủ đến 12 giờ trưa rồi thức đến 4-5 giờ sáng để chơi điện tử hoặc lướt mạng. Các con không ăn đúng bữa, đúng giờ… ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thời điểm này, tăng cường sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng là vô cùng quan trọng. Cha mẹ hãy cho con một “kỳ nghỉ” có nguyên tắc, vui chơi nhưng đảm bảo khoẻ mạnh, an toàn. Thời gian biểu mỗi ngày là “chìa khoá” giúp các con được ăn, ngủ, sinh hoạt đúng giờ.

Cụ thể, buổi sáng, cha mẹ có thể đánh thức con dậy từ 5h30-6h sáng để tập thể dục thể thao với những bài tập vận động đơn giản như leo cầu thang, hít thở, chống đẩy… Trẻ từ 8 tuổi trở lên đã có thể cùng bố mẹ chuẩn bị bữa sáng. Đến 8h, mọi việc liên quan đến vệ sinh cá nhân, ăn sáng… sẽ phải hoàn tất. Từ 8-10h sáng, các con cần có hoạt động như vệ sinh nhà cửa, giặt – phơi quần áo, làm đồ handmade, trang trí phòng, vệ sinh rèm cửa, tủ sách, sắp xếp đồ đạc, chăm sóc cây cảnh, vật nuôi… Để mỗi ngày là một ngày vui, cha mẹ hãy đồng hành cùng con tham gia một số công việc ví dụ như: Làm hộp bút bằng lõi giấy vệ sinh, túi xách nhỏ bằng quần bò cũ, các hộp đựng đồ trong nhà tắm bằng lọ đựng nước giặt cũ… Sau đó, các con sẽ có khoảng thời gian chơi tự do hoặc làm việc riêng như tự chơi đồ chơi, đọc sách, nói chuyện với bạn qua mạng…

Từ 11-12h trưa, các con hỗ trợ bố mẹ nấu cơm, sau đó ăn trưa và rửa bát. Muộn nhất là 12h30, các con đã phải đi ngủ. Khoảng 14h chiều, các con dậy và học bài khoảng 1-2h tuỳ độ tuổi. Đối với các bạn nhỏ, cha mẹ có thể dạy con học. Cha mẹ nên để con tự làm và kiểm tra lại bài bằng cách đối chiếu các bài giải. Sau đó, các con có thể chơi thể thao để xả hết năng lượng như leo cầu thang, chạy trong nhà, tập xà, đứng lên ngồi xuống, chống đẩy, tập theo nhạc…

Sau khi cùng bố mẹ nấu và ăn cơm tối, khoảng 20-21h tối, cả nhà hãy dành thời gian để ngồi lại trò chuyện cùng nhau. Trẻ lớn có thể sử dụng điện thoại, máy tính lúc này. Muộn nhất là 22h đêm, các con đã phải lên giường đi ngủ.

Để các con tập trung vào các hoạt động trên, cha mẹ cần cắt mạng hoặc đặt pass cho internet. Lịch sinh hoạt đều đặn, khoa học sẽ giúp cho các con khoẻ mạnh, vui vẻ, hạn chế các rối loạn tâm lý ở trẻ do ở trong không gian hẹp, bức bối trong thời gian dài.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Chị Nguyễn Thu Trang, Hà Đông, Hà Nội: Tận hưởng thú vui của bản thân

Những ngày giãn cách xã hội, gia đình tôi cũng phải cách ly tại nhà do khu phố có một ca F0. Không lo lắng, hốt hoảng, tôi chủ động đón nhận và nghĩ kế hoạch cho 14 ngày làm sao cho thú vị sắp tới. Chồng tôi là giám đốc một công ty cơ khí, tôi là nhân viên marketing, còn con trai tôi mới 4 tuổi, mỗi ngày vẫn dành ra 1 giờ để học online với cô giáo. Trước đây, hàng ngày, vợ chồng tôi đều chạy thể dục, hoặc cuối tuần đạp xe quanh Hồ Tây. Còn bây giờ, chúng tôi quyết định… chạy bộ tại nhà. Tôi cố gắng duy trì 4 buổi/tuần, mỗi buổi 30-45 phút, chạy bộ khoảng 3km, đốt khoảng 200 kcalo. Cách chạy tốt nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra, để tăng cường sức khoẻ, tránh béo phì, tôi ưu tiên các loại nước ép hoa quả, ăn gạo lứt, thịt, cá, rau cho gia đình.

Sau nghỉ trưa, vợ chồng tôi dành 30 phút mỗi ngày để ôn luyện tiếng Anh và nói chuyện bằng tiếng Anh với con. Để tránh “quên lịch”, tôi thường đặt chuông báo cho từng khung thời gian. Ví dụ, tôi đặt chuông ăn sáng là 7h30, 8h30 uống nước trái cây; 14h00 sẽ học tiếng Anh… Việc đặt chuông giúp tôi kiểm soát được số lượng đầu việc và khiến một ngày đỡ nhàm chán hơn. Thời gian này, gia đình tôi có nhiều thời gian bên nhau, cùng con chơi trò chơi, khám phá thế giới huyền bí và kỳ thú, tìm hiểu về các đồng tiền, quốc kỳ của các nước… Tôi thích sáng tạo các món bánh, nấu sữa ngũ cốc… cho cả gia đình và chia sẻ lên mạng xã hội để tìm kiếm sự đồng điệu từ những người bạn khác có cùng đam mê sở thích…

7 gợi ý giúp bạn thoải mái hơn tại khu cách ly
1. Hãy tâm sự cùng gia đình: Bạn hãy thường xuyên gọi điện, gửi tin nhắn cho người thân và nói rằng bạn yêu họ rất nhiều. Những thông tin, hình ảnh từ người thân yêu sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, dễ chịu hơn nhiều.
2. Hiểu rõ bản thân: Học cách sống chậm, hiểu sâu hơn về cuộc sống hiện tại, đồng thời suy ngẫm và đặt mục tiêu rõ ràng cho 12 tháng sắp tới.
3. Thử thách bản thân: Hãy tìm và thực hiện một môn thể thao phù hợp với bạn. Vận động để giúp chúng ta luôn thoải mái, tỉnh táo và khoẻ mạnh mỗi ngày.
4. Thực hành lòng biết ơn: Mỗi ngày hãy viết ra 10 điều điều bạn cảm thấy biết ơn liên quan đến cuộc sống của mình và hãy thực hành điều đó ngay khi có thể.
5. Chia sẻ những điều thú vị: Hãy đăng tải những điều thú vị, mẹo mặt tại mà bạn đã học được để lan toả đến mọi người.
6. Hành động vì xã hội: Tham gia hoặc vận động ủng hộ các Quỹ hỗ trợ phòng chống dịch. Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19. Nếu có thể, bạn cũng có thể tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng tại nơi đang cách ly.
7. Mở rộng sự hiểu biết: Đọc một cuốn sách bất kỳ mà bạn cảm thấy yêu thích, mang lại năng lượng tích cực.
                                               Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC)

QUỲNH NHƯ (ghi)

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Nâng cao hiểu biết cho người lao động

Nâng cao hiểu biết cho người lao động

(PNTĐ) - Đa phần công nhân lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố đến từ các tỉnh/thành. Trong bối cảnh thế giới ảo đang có sức hút lớn, kênh giải trí chủ yếu của nhiều công nhân lao động là internet, rất cần có các hoạt động để nâng cao hiểu biết pháp luật, chăm lo đời sống tinh thần, tập hợp, thu hút, định hướng tư tưởng công nhân lao động.