Điều cần biết về ung thư vú ở trẻ vị thành niên

ThS.BSNT. Nguyễn Quốc Hùng (biên dịch từ nguồn: Healthline Media) Khoa Nội 2, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
Chia sẻ

(PNTĐ) - Những biến đổi ở vú là điều bình thường khi trẻ bước vào lứa tuổi dậy thì. Việc tăng giảm nội tiết tố (hormone) nữ, như estrogen và progesterone, có thể làm cho tuyến vú trở nên đau nhức. Nguy cơ ung thư cũng sẽ tăng nhẹ khi các bé gái bước vào tuổi dậy thì nhưng ung thư vú ở nhóm tuổi này vẫn rất hiếm gặp.

Theo thống kê được công bố từ một nghiên cứu năm 2020 của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, từ năm 2012 đến 2016, tỉ lệ mắc ung thư vú ở trẻ gái tuổi từ 15 đến 19 tại Mỹ là 0.1/100.000, tương đương với 1/ 1 triệu trẻ mắc bệnh.

Nguyên nhân của ung thư vú ở trẻ vị thành niên: Các bác sĩ chưa hoàn toàn chắc chắn nguyên nhân gây ung thư vú ở trẻ vị thành niên vì có rất ít các trường hợp mắc bệnh. Nhưng nhìn chung, người ta tin rằng ung thư ở trẻ em phát triển do những biến đổi trong tế bào và DNA xảy ra sớm trong cuộc sống. Những biến đổi này có thể xảy ra ngay cả khi trẻ vẫn còn trong bụng mẹ.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng ung thư ở trẻ em không liên quan nhiều đến yếu tố môi trường và lối sống như hút thuốc lá hay ăn những thực phẩm không tốt. Tuy nhiên, nếu trẻ bắt đầu những thói quen không lành mạnh từ quá sớm, chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú khi trưởng thành.

Ung thư vú và các biện pháp tránh thai: Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư vú, nhất là nguy cơ khởi phát sớm ở những người dưới 25 tuổi có đột biến gen BRCA. Tuy nhiên, một khi ngừng các biện pháp này, mức độ nguy cơ sẽ trở về bình thường.

Điều này có nghĩa, tăng nguy cơ ung thư vú (so với dân số chung) chỉ là một trong nhiều yếu tố cần xem xét trước khi quyết định biện pháp tránh thai phù hợp.

Điều cần biết về ung thư vú ở trẻ vị thành niên - ảnh 1
Ảnh minh họa

Ung thư vú và sự phát triển bình thường: Các bé gái khi bước vào giai đoạn đầu của tuổi dậy thì có thể xuất hiện các u cục (được gọi là chồi vú) gần với núm vú. Tuyến vú có thể trở nên nhạy cảm và đau nhức. Những điều này xảy ra liên tục trong quá trình phát triển bình thường của tuyến vú và không đáng lo ngại.

Các khối u vú có thể gặp ở trẻ vị thành niên: Loại ung thư vú hay gặp nhất ở trẻ vị thành niên là ung thư biểu tuyến chế tiết, thường phát triển chậm và không xâm nhập. Mặc dù loại ung thư này ít có khả năng lan tràn đến các cơ quan khác của cơ thể, tuy nhiên một số trường hợp đã ghi nhận có di căn đến hạch bạch huyết lân cận.

Hầu hết các u vú ở tuổi vị thành niên là u xơ tuyến, không phải là ung thư. U xơ tuyến vú được hình thành do sự phát triển quá mức của mô liên kết trong tuyến vú. Khối u này thường chắc và đàn hồi, và có thể di động bằng ngón tay. U xơ tuyến vú chiếm khoảng 91% tất cả các khối u đặc ở các trẻ gái dưới 19 tuổi. Một số khối u khác ít phổ biến hơn ở trẻ vị thành niên bao gồm u nang, được mô tả một túi chứa đầy chất dịch, không phải ung thư.

Chẩn đoán ung thư vú ở trẻ vị thành niên: Nếu bạn cảm thấy bất cứ điều gì bất thường ở tuyến vú, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Nếu có tổn thương nghi ngờ khi quan sát và thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm siêu âm cho bệnh nhân. Xét nghiệm này sử dụng sóng âm để khảo sát tuyến vú, có thể giúp xác định có phải khối u dạng đặc hay không, một dấu hiệu gợi ý ung thư.

Những biến đổi ở tuyến vú cần chú ý:

Ung thư vú cực kỳ hiếm gặp ở trẻ vị thành niên, nhưng bạn vẫn nên kiểm tra các bất thường ở vú. Thực hiện một số thói quen ngay từ bây giờ có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú sau này., bao gồm: Ăn chế độ ăn giàu chất xơ, nhiều hoa quả; tập thể dục đều đặn; duy trì cân nặng hợp lý; không hút thuốc và tránh hút thuốc lá thụ động.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Mẹ thương con theo cách riêng mình

Mẹ thương con theo cách riêng mình

(PNTĐ) - Vậy là mẹ Hòa đã ra đi được 1 tuần. Ở tuổi 75 ai cũng bảo bà đi thế là thanh thản bởi các con đã trưởng thành, ổn định cuộc sống. Chỉ có Hòa hiểu, nỗi đau buồn của bà trước khi nhắm mắt chưa gặp được đứa con trai út của mình. Ngồi bên di ảnh của mẹ, Hòa trầm ngâm nhớ về những ngày xa xưa.
Mẹ hãy sống cuộc đời của mẹ

Mẹ hãy sống cuộc đời của mẹ

(PNTĐ) - “Bây giờ, nếu muốn về quê thăm mẹ, thì 3 chị em gái trong nhà chị Cẩm Tú (31 tuổi, kinh doanh nhà hàng) đều phải hỏi mẹ trước tận mấy ngày. Vì nếu về mà không báo trước thì rất có khả năng mẹ lại đi vắng. Khi là những buổi từ thiện, khi là đến chùa nọ, chùa kia… Mẹ đi suốt, nhưng mấy chị em luôn vui, và động viên mẹ đi, “vì mẹ đã khổ cả đời cho mấy chị em chúng mình rồi’, chị Tú nói”.
Hai đứa trẻ đi trên chiếc xe đạp

Hai đứa trẻ đi trên chiếc xe đạp

(PNTĐ) - Hôm đó, trên đường đi công tác xuống một huyện xa, xe ô tô của chúng tôi đi ngang qua hai đứa trẻ, một đứa chắc tầm 6 tuổi, một đứa chỉ 4 tuổi đang đèo nhau trên chiếc xe đạp người lớn. Con đường thì dài hun hút, tối om, hai bên là đồng ruộng và những tiếng ếch nhái ộp oạp đủ “dọa ma” nhiều người....
Giấy ủy quyền có thay được di chúc?

Giấy ủy quyền có thay được di chúc?

(PNTĐ) - Bà nội tôi có 4 người con. Ông nội tôi mất sớm từ lúc bà nội vẫn còn trẻ. Bố tôi là con trai út. Khi bà tôi còn khỏe, bà đã ủy quyền cho bố tôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) mang tên bà để bà làm di chúc cho bố tôi căn nhà đang ở. Sau khi làm giấy ủy quyền cho bố tôi, thủ tục để làm Giấy CNQSDĐ chưa hoàn tất thì bà tôi mất. Xin hỏi, bố tôi có được thừa hưởng căn nhà theo di nguyện của bà không? ( Phạm Đông-Cầu Giấy)