Dinh dưỡng cho trẻ tổn thương bỏng

BS. Phùng Công Sáng - ĐD. Nguyễn Thị Thanh Khương (Đơn vị Bỏng – Khoa Chỉnh hình, BV Nhi Trung ương)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bỏng là tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trẻ ở độ tuổi từ 3-5 tuổi. Lứa tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò khám phá thế giới, nhưng chưa hiểu hết về sự nguy hiểm trong các hành động của mình.

Nguyên nhân gây ra bỏng

Có rất nhiều tác nhân gây ra bỏng ở trẻ em như: Bỏng do nước sôi từ thức ăn nóng, dầu sôi, nước trong bình thủy, canh sôi…; bỏng do trẻ tiếp xúc với các đồ vật nóng hoặc vật có tính phát nhiệt cao như bếp than, lò sưởi, bàn ủi…; bỏng do tiếp xúc với nguồn điện hoặc đứng quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Trẻ cũng có thể bị bỏng do các loại hóa chất như chất tẩy rửa, pin đồng hồ, keo dán sắt…

Vai trò của dinh dưỡng sớm với tổn thương bỏng

Khi trẻ bị bỏng, nếu can thiệp dinh dưỡng sớm, đúng cách sẽ giúp trẻ nâng cao thể trạng; ngăn ngừa suy dinh dưỡng; giúp liền vết thương nhanh; tăng sức đề kháng; tăng hiệu quả điều trị; hạn chế biến chứng; rút ngắn thời gian điều trị. Do ở trẻ có tổn thương cơ thể xảy ra hiện tượng tăng chuyển hóa do thất thoát dịch và huyết tương, tăng nhu cầu dinh dưỡng để phục hồi vết thương. 

Dinh dưỡng đúng và đủ giúp trẻ có đủ chất cần thiết để tái tạo mô, nâng cao sức chống đỡ của cơ thể, bù đắp cho trạng thái dị hóa cao trong cơ chế bệnh sinh của bỏng. Vì vậy cần cung cấp đủ năng lượng, protein, lipid, glucid, vitamin, các chất khoáng và nước.

Dinh dưỡng cho trẻ tổn thương bỏng - ảnh 1
Ảnh minh họa

Những thực phẩm nên bổ sung

Thực phẩm giàu năng lượng: Các loại cháo, bột, soup hậu phẫu hoặc sữa công thức; ngũ cốc, bánh mỳ, các loại trái cây như bơ, chuối, xoài… đều là những thực phẩm ưu tiên và giàu năng lượng cho trẻ. Bên cạnh đó, cần lưu ý cân bằng giữa nhu cầu năng lượng và nguy cơ tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường. Ổn định đường huyết cũng là một yêu cầu quan trọng giúp vết thương lành tốt.

Thực phẩm giàu acid béo omega 3: Những loại cá giàu acid béo (cá hồi, cá thu, cá trích…). Nguồn chất béo giàu omega-3 này sẽ giúp giảm nguy cơ tăng đường huyết, cải thiện đáp ứng viêm và nâng cao sức đề kháng.

Thực phẩm giàu vitamin A: Các loại rau có lá màu xanh sẫm như cải xoong, rau chân vịt… hoặc các loại trái cây có màu đỏ, thuộc họ cam quýt, đu đủ… và các chế phẩm từ bơ, sữa.

Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại trái cây như ổi, cam, quýt, bưởi, quả có vị chua…
Thực phẩm giàu chất kẽm: Các loại thức ăn như thịt (bò, heo, cừu), hải sản (tôm, cua, ốc, hàu, ngao), sữa, trứng, đậu xanh, đậu lăng, hạt bí, hạt vừng, đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều…

Các loại thức uống bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất, năng lượng: Chất khoáng từ rau quả tươi rất cần cho người bệnh, vì vậy cần chú ý cho trẻ ăn bổ sung nhiều hoa quả. Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh thường gây ra tình trạng mất dịch qua vết thương. Vết thương càng lớn thì lượng nước mất càng nhiều. Vì vậy uống nhiều nước chính là cách đơn giản để bảo vệ cơ thể trẻ và giúp vết thương chóng hồi phục.

Bổ sung vitamin D: Việc tổng hợp vitamin D được thực hiện ở da. Khi bị bỏng, ngoài việc mất một phần da, người bệnh thường tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời sẽ làm ngăn cản quá trình tổng hợp vitamin D, nồng độ vitamin D trong máu sẽ giảm dần lâu dài, gây ảnh hưởng xấu lên xương mặc dù vết thương đã lành. Vì vậy khuyến cáo cho phép bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày ở người bệnh, đặc biệt người bệnh bỏng.

Bổ sung chất xơ: Chất xơ tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần vì nó kích thích tăng nhu động ruột, giúp đưa chất thải ra khỏi ống tiêu hóa dễ dàng, đề phòng táo bón. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn có ích ở ruột, góp phần đào thải các độc tố và cholesterol thừa ra khỏi cơ thể.

Đối với từng lứa tuổi và nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho bệnh lý đó. Với trẻ còn bú, dùng sữa mẹ là chính, cho bú càng nhiều càng tốt; tùy theo tháng tuổi của trẻ để có chế độ ăn bổ sung khác nhau.

Những thức ăn nên hạn chế

Hạn chế sử dụng các loại bánh kẹo, thịt xông khói vì gây hao hụt vitamin và chất khoáng mà cơ thể đang tích lũy quá trình liền vết thương, tái tạo mô mềm. Hạn chế thực phẩm gây giãn mạch đồ ăn cay, nóng, tỏi…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.