Đoàn kết sáng tạo xây dựng tổ chức Hội vững mạnh

Chia sẻ

Với chủ đề “Phát huy truyền thống, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, vì hạnh phúc của phụ nữ, vì sự phồn vinh của đất nước”, Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027 cũng là nhiệm kỳ đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển Hội LHPN Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Phản ánh nguyện vọng, khát vọng phát triển của các tầng lớp phụ nữ

Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo cho biết: Bám sát sự lãnh đạo của Ban Bí thư, căn cứ quy định Điều lệ Hội, Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam đã ban hành kế hoạch hướng dẫn và nhiều văn bản chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội, làm cơ sở để các cấp Hội tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền và tổ chức Đại hội đảm bảo đúng tinh thần Chỉ thị 46-CT/TW; linh hoạt, thích ứng công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại  Hội nghị Đoàn Chủ tịch TƯ  Hội LHPN Việt Nam khóa XII, lần thứ 13Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam khóa XII, lần thứ 13

Trong đó việc chuẩn bị dự thảo các văn kiện trình Đại hội Phụ nữ toàn quốc XIII được tiến hành công phu, chu đáo, bài bản, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp. Đồng chí Đỗ Thị Thu Thảo nhấn mạnh: Báo cáo Chính trị được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng chủ trương, định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chiến lược, các chương trình Mục tiêu quốc gia có liên quan trực tiếp tới công tác phụ nữ và bình đẳng giới; các luận cứ, chứng cứ khoa học, căn cứ thực tiễn thông qua triển khai 19 đề tài, 7 chuyên đề nghiên cứu và 4 hội thảo khoa học cấp quốc gia, vùng miền, chuyên đề, các hội thảo tham vấn ý kiến của chuyên gia đầu ngành; chiến lược phát triển Hội LHPN Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2035; phát huy dân chủ trí tuệ thông qua lấy ý kiến đóng góp từ đại hội phụ nữ 3 cấp; tổ chức 42 cuộc họp/hội thảo xin ý kiến Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành TƯ Hội; các chuyên gia, đại diện các ban Đảng, bộ, ngành, đoàn thể. Trong quá trình soạn thảo Báo cáo chính trị, Đoàn Chủ tịch TƯ Hội đã nhận được sự chỉ đạo sát sao của Ban Bí thư, cập nhật được sự thay đổi của tình hình, nhất là tác động của đại dịch Covid-19.

Có thể khẳng định, Báo cáo chính trị Đại hội đã quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kế thừa và phát triển, trên cơ sở phát huy dân chủ rộng rãi, kết tinh được trí tuệ, phản ánh nguyện vọng, nhu cầu thiết thân, khát vọng phát triển của các tầng lớp phụ nữ và tổ chức Hội.

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” nhiệm kỳ mới được cán bộ hội viên phụ nữ đồng tình hưởng ứngCuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” nhiệm kỳ mới được cán bộ hội viên phụ nữ đồng tình hưởng ứng

Cùng với đó, về dự thảo Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung), trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Điều lệ Hội trong nhiệm kỳ 2017-2022, Ban tổ chức Đại hội đã dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội và lấy ý kiến đóng góp tại Đại hội Phụ nữ 3 cấp (cấp cơ sở, huyện, tỉnh), lấy ý kiến của Ban Thường vụ Hội LHPN cấp tỉnh; tổ chức các cuộc họp, hội thảo xin ý kiến Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành TƯ Hội khóa XII, các chuyên gia, đại diện các ban Đảng, bộ, ngành, đoàn thể; tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến nguyên lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam qua các thời kỳ. Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành khóa XII đã được xây dựng, thảo luận trong Ban Chấp hành và lấy ý kiến góp ý của các Ban xây dựng Đảng, tập trung vào 3 nội dung: Kiểm điểm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ; Kiểm điểm việc thực hiện quy chế làm việc và Kiểm điểm việc rèn luyện, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với 5 bài học kinh nghiệm được rút ra sau 5 năm thực hiện nhiệm vụ của Ban Chấp hành.

5 quan điểm phát triển trong nhiệm kỳ mới

Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Hưởng ứng phong trào thi đua và các cuộc vận động của đất nước, Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm cụ thể hoá nội dung Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc XIII. Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tiếp tục được phát động trong nhiệm kỳ 2022-2027 trên cơ sở những kết quả đạt được của cuộc vận động trong các nhiệm kỳ qua.

Tuy nhiên nội hàm của cuộc vận động có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới theo hướng toàn diện hơn, không chỉ góp phần thực hiện các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, mà còn góp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Riêng tại những địa bàn thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu sẽ thí điểm xây dựng gia đình “5 có, 3 sạch” (5 Có gồm: Có ngôi nhà an toàn; có sinh kế bền vững; có sức khỏe; có kiến thức; có nếp sống văn hóa).

Các cấp Hội LHPN cần đổi mới nội dung và có nhiều hoạt động thiết thực vì phụ nữ và trẻ emCác cấp Hội LHPN cần đổi mới nội dung và có nhiều hoạt động thiết thực vì phụ nữ và trẻ em

Đặc biệt, đây là lần đầu tiên TƯ Hội LHPN Việt Nam xác định 5 quan điểm phát triển, có tính định hướng trong xây dựng toàn bộ phương hướng nhiệm kỳ mới và nhiều năm tiếp theo: Bám sát, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, căn cứ thực tiễn và yêu cầu của phong trào phụ nữ trong giai đoạn mới, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng hoạt động Hội, thực hiện tốt chức năng đại diện, vai trò nòng cốt chính trị trong công tác phụ nữ của tổ chức Hội. Lấy phát huy và kế thừa truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết của phụ nữ, đồng thời chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, đồng hành giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ là nhiệm vụ xuyên suốt; lấy hạnh phúc và lợi ích của phụ nữ là mục tiêu; lấy sự đồng thuận và tin tưởng của phụ nữ là thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội.

Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, chủ động tham mưu, đề xuất hoàn thiện luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Hội. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; đẩy mạnh hội nhập quốc tế; mở rộng tính liên hiệp, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện là nhiệm vụ then chốt để xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm, giỏi vận động phụ nữ, có khát vọng cống hiến là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Hội.

THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.