Đồng hành cùng con vượt “bão”

Chia sẻ

Những ngày này, khi các học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học, tôi lại nhớ tới con trai mình năm xưa. Từ chỗ là một học sinh chăm ngoan, con tôi lại sa đà theo đám bạn xấu, suýt đánh rơi cả tương lai của mình.

Con trai tôi từ lúc vào tiểu học tới tận năm lớp 10, lúc nào cũng đứng trong top 10 học sinh học giỏi của lớp. Các cô giáo đều đánh giá con thông minh, học nhanh, nhớ lâu, chỉ mỗi tội là a-ma-tơ, nhanh nhảu đoảng. Biết tính con như vậy, nhưng cuối năm, nhìn kết quả học tập của con vẫn “tốt đều” nên tôi cũng dễ dàng bỏ qua, không theo sát con nhiều. Và đó là sai lầm mà tôi đã phải trả giá.

Năm lớp 12, tôi thấy con có biểu hiện chểnh mảng, hay chơi điện tử, chơi games chứ ít tập trung học bài. Tôi hỏi thì con bảo kiến thức mấy môn Toán, Lý, Hóa con đều nắm được rõ rồi, mẹ cứ yên tâm. Cuối năm, con vẫn đỗ đại học là được. Song, đến cuối học kỳ, cô giáo chủ nhiệm gọi điện cho tôi, nói là con học đuối. Trong khi cả lớp đều nỗ lực học thì con lại nhởn nhơ, nên đã bị các bạn vượt lên.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Lúc này, tôi không còn bình tĩnh được nữa. Tôi tìm hiểu thì phát hiện, con mình đang chơi với một nhóm bạn ở trường khác, gồm toàn các cháu lười học, nghiện games. Tiền ăn sáng tôi cho, con không ăn mà lén góp lại để đi chơi games. Cháu còn bán một chiếc máy điện thoại (cháu có hai máy nhưng nói dối là một máy bị hỏng không dùng được nữa) cũng để lấy tiền chơi games.

Không để con trượt dài, tôi suy nghĩ tìm cách kéo con ra khỏi đám bạn xấu. Ở tuổi này, nếu dùng biện pháp mạnh có thể khiến con phản kháng lại, thậm chí là phản tác dụng. Vì thế, tôi đã chọn cách giải quyết nhẹ nhàng. Tôi không để con tự đến trường nữa mà đăng ký xe buýt của trường cho con, chủ yếu là để quản lý giờ đi, giờ về của con, không cho con rẽ ngang, rẽ dọc. Tôi không bắt con ở nhà sau giờ học, mà vẫn để con tham gia chơi bóng rổ, bóng đá với các bạn. Tuy nhiên, sau mỗi lần con mang áo thể thao ra ngoài, khi trở về, tôi đều lén theo dõi xem bộ quần áo đó có mồ hôi không? Nếu quần áo vẫn khô và thơm tho, nghĩa là con nói dối tôi để đi chơi. Tôi sẽ nhắc con nhẹ nhàng để con biết không thể nói dối được mẹ. Tôi tìm hiểu, biết cháu thường xuyên đến một quán games ở gần trường. Tôi mang ảnh của cháu tới gặp chủ quán, nhờ anh này giúp đỡ, không cho cháu vào chơi. Ban đầu họ cũng không hợp tác. Tôi đã phải làm mạnh, dọa sẽ báo công an hoặc viết bài đăng trên mạng xã hội cho mọi người biết về cách ứng xử của quán. Cuối cùng, anh này cũng hiểu ra và tìm cách hỗ trợ, không cho con tôi chơi games.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Sau đó, tôi và bố cháu đã nói chuyện nghiêm túc với con, đồng ý để con được chơi games nhưng là chơi games tại nhà trong sự quản lý của gia đình với một lượng thời gian hợp lý. Sau đó cháu phải tiếp tục học bài để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Biết con thích games, nên bàn với con, có thể sẽ không chọn thi vào ngành kinh tế nữa mà đăng ký ngành thiết kế games. Con đồng ý thì tiếp tục, không thì chúng tôi cũng sẵn sàng cho con dừng lại việc học để đi làm công nhân. Chúng tôi nói rõ, việc học này là do con chọn lựa vì tương lai của con.

Con tôi thấy bố mẹ vừa nghiêm khắc, vừa có tình có lý nên đồng ý thi đại học. Cuối cùng, cháu cũng vượt chướng ngại vật thành công. Hiện nay, cháu đang học về ngành thiết kế games và khá hài lòng với lựa chọn của mình.

Kể lại chuyện này, tôi mong sẽ có ích với các gia đình cũng có con sắp thi đại học. Chúng ta đừng bao giờ thất vọng nếu không may con “bị lệch điểm rơi” và nếu biết cách, chúng ta có thể giúp con trở về với đúng quỹ đạo.

TRUNG THU

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.