Gắn kết gia đình từ những chiếc bánh

Trâm Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hôm vừa rồi, tiệm bánh của chị Hòa có cô bé đến mua bánh. Thấy chị đeo tạp dề, gắp bánh, xếp vào hộp cứ thoăn thoắt, bánh lại đẹp mê li, cô bé xuýt xoa, “em cũng muốn có tiệm bánh giống chị”. Mẹ chị Hòa đang phụ con gái mới quay qua bảo: “Ngày xưa, nó thấy bố mẹ không bao giờ mua bánh cho, nên bây giờ bỏ cả cái bằng thạc sỹ để làm bánh đấy cháu ạ!”.

Chị Hòa cười theo câu chuyện của mẹ, vì chị biết, mẹ không mỉa mai mà là đang rất tự hào về con gái của mình. Cô chủ tiệm bánh là chị bây giờ, từng bỏ ngang một công việc ổn định để quay qua bán bánh, một nước đi mà bố mẹ chị không hề ngờ đến, lo sốt vó.

Ngày bé, chị Hòa được bố mẹ ưu tiên chỉ cần tập trung vào học hành, không phải đụng tay vào việc nhà. Bố mẹ chị buôn bán nhỏ, nên tần tảo lắm thì cũng chỉ đủ ăn, vì thế có thói quen tiết kiệm. Nhà không tới nỗi túng thiếu nhưng bố mẹ chị chẳng bao giờ đi đâu, cũng không dám ăn món gì ngon, không dám đi ăn quán bao giờ, để dành tiền lo ăn học đủ đầy cho các con. Trong ký ức của chị Hòa, có những lần bố mẹ đi sửa xe hay đi lấy hàng ở dưới thành phố, trời còn chưa sáng, bố mẹ đã dậy sớm đồ xôi ăn cho chắc bụng. Rồi nếu lấy hàng về muộn, quá trưa, sang đầu chiều rồi, bố mẹ vẫn cố gắng về ăn cơm ở nhà, chứ nhất định không tạt té quán cơm dọc đường để tiết kiệm được mấy chục nghìn.

Một lần, cô bé Hòa đọc báo, thấy có bài viết hướng dẫn làm món bánh dorayaki giống trong chuyện Doraemon. Cách làm rất đơn giản, cô bé Hòa tập tành làm theo rồi mời cả nhà thưởng thức. Cả nhà rất lâu mới có môt sự kiện “hoành tráng” như thế nên mẹ bảo “vẽ chuyện”, nhưng vẫn nhiệt tình ăn thử. Bố thì cười rất tươi, hai đứa em thì mắt sáng ngời, háo hức. Ký ức ấy lấp lánh mãi trong cô bé Hòa. Niềm đam mê nấu ăn cũng bắt đầu từ đó.

Gắn kết gia đình từ những chiếc bánh - ảnh 1
Ảnh minh họa

Nhìn thấy niềm vui của cả nhà, chị Hòa quyết tâm học hỏi và tập làm thêm nhiều món ăn, từ đơn giản đến phức tạp, từ món ăn hàng ngày đến các món bánh, món tráng miệng. Biết nhà mình còn tiết kiệm nên chị cố gắng làm đơn giản nhất các nguyên liệu. Chỉ cần nghĩ tới niềm vui, nụ cười của bố mẹ và các em là chị Hòa lại hăng say vào bếp. Mỗi lần “đầu bếp” Hòa ra mắt món mới, là một dịp cả nhà quây quần bên nhau. Chị Hòa rất thích cảm giác được bố mẹ góp ý, thậm chí có lúc 2 đứa em của chị vô tư “chê” món chị nấu khi thì ngọt quá, khi thì mặn quá, chị vẫn vui. Bởi vì, những nụ cười trong gia đình chị, đã ngày càng xuất hiện nhiều hơn, không còn hiếm hoi, không còn bị khuất bởi nỗi lo cơm áo gạo tiền của bố mẹ nữa.

Tuổi thơ của cô bé Hòa, dù không được thường xuyên nghe bố mẹ nói “yêu con”, được bố mẹ ôm ấp vào lòng, nhưng cách bố mẹ “ủng hộ” món con gái làm, đã cho chị thấy tình cảm gia đình vẫn ở đó, tự nhiên như hơi thở, mọi người vẫn chăm sóc, lo lắng và cố gắng vì nhau.

Niềm yêu thích nấu nướng theo chị Hòa lớn lên, và ngày càng đam mê chứ không hề vơi bớt. Với kinh nghiệm sương sương vài năm làm bánh, khi đi học đại học và tham gia các chương trình tình nguyện, chị còn được bạn bè tin tưởng giao nhiệm vụ trổ tài làm bánh để bán gây quỹ. Số tiền thu được tuy không lớn, nhưng lúc đó chị nhận ra, hóa ra việc nấu nướng không chỉ là sở thích để chị kết nối với người thân, mà đã trở thành một kĩ năng đặc biệt, giúp chị thực hiện những lý tưởng nhiệt thành của tuổi trẻ.

Như bao sinh viên khác, chị Hòa học đại học, rồi học thẳng lên thạc sỹ, Ra trường với tấm bằng đẹp, chị có công việc ổn định. Nhưng quá trình đi làm khiến chị thấy cứ có gì đó “thiêu thiếu”, không như ý mình muốn. Mất cả tháng trời chị sống trong phân vân, nên thay đổi hay không? Vì công sức bố mẹ vất vả nuôi dạy, giúp chị có được kết quả học tập tốt để tìm công việc nhẹ nhàng, từ đó cũng dễ dàng làm tròn vai một người phụ nữ trong gia đình. Sau cùng, chị quyết định thu hết can đảm, bàn bạc với chồng, với bố mẹ là nghỉ việc, chuyển sang làm bánh toàn thời gian. Khỏi phải nói, bố mẹ chị ngỡ ngàng. Ông bà không tỏ ý phản đối, nhưng buồn lắm. Mẹ chị bảo: “Giờ ai mà hỏi thì mẹ bảo thế nào đây, lại bảo con em bỏ bàn giấy ra đi bán bánh à?”. Nhưng rồi, thấy hai vợ chồng chị Hòa tự tin, bố mẹ chị vẫn ủng hộ con đường mới của chị. “Thôi thì nó thích làm bánh, lại cũng khéo mồm khéo miệng, để xem nó làm được tới đâu, khó thì mình giúp nó. Tuổi trẻ chúng nó bây giờ thích trải nghiệm, khó mà áp đặt được nữa”, bố mẹ chị bảo nhau.

Gắn kết gia đình từ những chiếc bánh - ảnh 2
Ảnh minh họa

Những ngày đầu “khởi nghiệp” của chị Hòa vất vả vô cùng, vì gần như là vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm. Cùng với đó, chị còn phải chăm sóc con nhỏ, nên mọi thứ cứ luôn tay luôn chân. Thấy con gái vất vả xoay xở, bố mẹ chị không thể ngồi yên nữa mà mang bao nhiêu kinh nghiệm làm ăn, buôn bán lâu nay ra “truyền” cho con gái. Chị Hòa nhớ, câu đầu tiên bố mẹ dạy là “luôn luôn phải đặt chữ tín lên đầu, làm cái gì cũng phải xuất phát từ tâm của mình, đừng bao giờ gian dối, hãy đặt vị trí của mình vào vị trí của người khác, có như thế thì mới bền vững được con à. Vì thế, món gì mình làm, mình thích, con mình thích, gia đình mình thích thì mình bán”.

Nhớ lời dạy ấy của bố mẹ, dù rất khó để thực hiện, thời gian đầu, chị Hòa chẳng dám thuê nhân viên vì sợ đội chi phí lên cao thêm nữa thì chẳng có khách, nên chị tự tay làm hết, vừa làm bánh, vừa chăm sóc dạy dỗ con, vì chồng chị cũng quá bận với công việc riêng rồi. Ban đêm con ngủ thì chị dậy làm bánh, ban ngày thì chơi với con, chăm cho con ăn ngủ, đưa con đi chơi, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Nhoáy cái lại hết một ngày, ngày hôm sau gọn gàng, nhanh chóng hơn hôm trước, thế là mọi thứ dần vào khuôn khổ của nó.

Cô bé Hòa năm nào thích làm bánh để cả nhà cùng ăn bây giờ đã theo “nghiệp” bánh, mặc tạp dề và “ôm” cái lò nướng suốt ngày. Và cũng như bố mẹ chị, chẳng bao giờ mua bánh gì cho các con ăn cả mà toàn tự tay làm, vừa sạch sẽ an toàn lại tiết kiệm, chị cũng thế, làm bánh cho con ăn, rất ít khi mua bánh ngoài. Những lời dạy của bố mẹ năm xưa, cả những lời khen đầu tiên về món bánh rán Doraemon, vẫn khắc sâu trong tâm trí chị, như một bài học theo chị suốt cuộc đời.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

(PNTĐ) - Theo thống kê, thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 1,62 tỷ người, chiếm khoảng 24,8% dân số thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các nước đang phát triển và ở những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai.
Những phụ nữ với tình yêu nguồn cội

Những phụ nữ với tình yêu nguồn cội

(PNTĐ) - Truyền thống yêu nước nồng nàn, trí thông minh, sáng tạo, lòng nhân ái và đức hy sinh cao cả chính là niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Thủ đô nói riêng. Ngày nay, dù ở bất kỳ hoàn cảnh và vị trí lao động, công tác nào, cũng đều không khó để bắt gặp được những người phụ nữ luôn phát huy cao giá trị truyền thống và phẩm chất tốt đẹp đó.
Trẻ em gái cần được yêu thương, chăm sóc

Trẻ em gái cần được yêu thương, chăm sóc

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đặc biệt là trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em gái để tạo dựng một môi trường sống lành mạnh, an toàn, giúp các em phát triển tốt nhất về cả thể chất lẫn tinh thần, tự tin khẳng định vị trí của mình trong xã hội.
Dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt

Dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt

(PNTĐ) - Hiện nay, Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, công tác dân số - KHHGĐ chuyển hướng sang dân số và phát triển. Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên, đặc biệt là các bé gái được quan tâm hơn. Có được kết quả đó, cùng với các chính sách của Thành phố, còn phải kể tới việc nâng cao nhận thức của người dân ngay từ trong gia đình