Hành trình làm nên huyền thoại của nữ tỷ phú giàu nhất châu Á

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Ở Ấn Độ, nữ giới thường được xếp vào tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Do đó, việc Savitri Jindal trở thành người phụ nữ có tầm ảnh hưởng tại quốc gia Nam Á này đã khiến nhiều người phải khâm phục.

Từ một "công cụ lao động"

Bà Savitri Jindal sinh năm 1950 trong một gia đình nghèo và đông con ở bang Assam (Ấn Độ). Từ khi còn nhỏ, bà đã bị coi như một "công cụ lao động" khi phải làm hết thảy việc nhà từ giặt ủi, nấu nướng cho đến phụ giúp gia đình làm nông. Mặc dù không được gia đình cho đi học nhưng khát khao học tập của Savitri rất lớn, bà đã tranh thủ những lúc rảnh rỗi học lén được rất nhiều kiến thức trong sách vở.

Năm 15 tuổi, do người chị gái qua đời vì bệnh nặng, bà bị ép gả cho anh rể lớn hơn 20 tuổi. Sau khi kết hôn bà chỉ tập trung cho công việc chăm sóc gia đình. Chồng bà cũng không bao giờ chia sẻ chuyện công việc với vợ bởi nghĩ bà là người ít học. Bước ngoặt đến với bà sau khi người chồng qua đời, lúc đó bà mới biết chồng sở hữu một công ty đa lĩnh vực rất lớn. Bỗng dưng phải tiếp quản một cơ ngơi lớn khiến bà vô cùng hoang mang và rơi và khủng hoảng. Sau đó, nhận thức được bản thân cần phải tiếp tục công việc của chồng, bà đã từng bước học hỏi, tìm hiểu mô hình kinh doanh và quản lý sản xuất. Thời điểm ấy bà luôn phải nhận về những sự mỉa mai dè bỉu khi mọi người cho rằng một người phụ nữ thất học như bà không thể có khả năng quản lý công ty.

Hành trình làm nên huyền thoại của nữ tỷ phú giàu nhất châu Á - ảnh 1
Nữ tỷ phú giàu nhất Châu Á Savitri Jindal  Ảnh: Getty

Đến nữ tỷ phú được nhiều người ngưỡng mộ

Trước sự bủa vây của vô vàn khó khăn, bà Savitri vẫn không chùn bước. Người phụ nữ ấy ngày ngày đều đến các nhà máy để tìm hiểu, học tập các quy trình sản xuất. Bà quyết tâm chinh phục khó khăn bằng sự chăm chỉ của mình. Tuy nhiên, do gặp những thiệt thòi hạn chế về văn hóa nên mỗi khi xuống các nhà máy, bà thường phải đối diện với những cái chỉ trỏ hay nghe những lời mỉa mai, Savitri cố gắng bỏ qua tất cả để có thể thu thập thêm kiến thức thực tế cùng quyết tâm phải mạnh mẽ để làm chủ mọi thứ. 

Rất nhanh chóng, Savitri đã nắm được tất cả các quy trình sản xuất của nhà máy sản xuất thép. Nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy, vẫn còn có quá nhiều thứ giấy tờ cần bà xử lý. Với quyết tâm không để sự nghiệp của chồng bị phá hủy và để nhanh chóng nắm vững nghiệp vụ, bà đã dọn vào “định cư” ở trong nhà máy để có điều kiện quan sát học hỏi. Chia sẻ về quãng thời gian này, bà nói: "Tôi chỉ muốn dành hết toàn bộ thời gian và tâm sức để phát triển hoặc chí ít là có thể vận hành công ty tốt mà thôi. Tôi mong muốn các nhà máy sẽ có đa dạng sản phẩm sắt thép". Bà Savitri từ một người phụ nữ bị khinh thường giờ đây đã làm nên kỳ tích để viết nên câu chuyện huyền thoại chưa từng có trong lịch sử Ấn Độ. Dưới sự dẫn dắt của bà, công ty ngày càng lớn mạnh nhanh chóng. Tính đến cuối tháng 7/2022, khối tài sản của bà Savitri đã lên tới hơn 18 tỷ USD. Điều này đã giúp bà trở thành nữ tỷ phú giàu nhất châu Á.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Mặc dù là nữ tỷ phú giàu nhất châu Á nhưng Savitri không bao giờ tỏ ra kiêu ngạo. Bà luôn yêu thích các công việc từ thiện của mình và làm nó một cách đều đặn. Một trong những cam kết lớn nhất của bà là sẽ mang đến cơ hội việc làm cho mọi người bằng cách tận lực giúp đỡ những người nghèo khó và xây dựng thêm nhiều nhà máy. Từ trải nghiệm của bản thân, bà hiểu rõ những thiệt thòi mà phụ nữ phải chịu đựng khi không được đi học, do đó, Savitri đã thành lập nên trường đại học tư rất có sức ảnh hưởng ở Ấn Độ. Năm 2013, bà được chính quyền địa phương bổ nhiệm làm Bộ trưởng nội các. Bằng việc thường xuyên giao lưu gần gũi với người dân và thấu hiểu các vấn đề của họ, Savitri đã nhanh chóng chiếm được thiện cảm của người dân.

Nhận thức rõ về những hạn chế mà phụ nữ Ấn Độ đang phải đối mặt. Bà đã nhiều lần sử dụng sức ảnh hưởng của mình nhằm cải thiện địa vị cũng như quyền của phụ nữ Ấn Độ. Theo đó, bà kêu gọi xã hội tôn trọng phụ nữ, nâng cao vị thế của họ trong gia đình, đồng thời giúp nhiều người phụ nữ được tự do. 

Những hoạt động của bà đã truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh. Bà từng chia sẻ về ước mơ lớn nhất của mình là mang đến cho phụ nữ Ấn Độ cơ hội bình đẳng để phục vụ đất nước. Thành công của bà tuy có nền tảng vững chắc do chồng xây dựng, nhưng với sự dũng cảm cùng ý chí vượt lên định kiến xã hội, bà xứng đáng là biểu tượng cho sự vươn lên của phụ nữ.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.