Khống chế đòi nợ có vi phạm pháp luật?

Luật sư Nguyễn Tiến Trung
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cháu tôi có vay nợ một khoản tiền, đến hạn nhưng chưa trả đủ. Vừa rồi, khi cháu đang đi trên đường thì bị chủ nợ cho người chặn đường lấy xe máy để trừ nợ. Xin hỏi hành vi trên của chủ nợ có bị xử lý theo quy định pháp luật không? Lê Hồng Khanh (Sóc Sơn, Hà Nội)

 

Khống chế đòi nợ có vi phạm pháp luật? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời: Việc vay nợ giữa cháu anh và chủ nợ là một giao dịch dân sự. Trong trường hợp đến hạn trả nợ nhưng cháu anh chưa trả đủ, cháu anh là người vay đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán, cháu anh vi phạm pháp luật dân sự còn việc chủ nợ cho người chặn đường lấy xe máy của cháu anh để trừ nợ là hành vi vi phạm pháp luật hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi chặn đường lấy xe máy của cháu anh để siết nợ mà chủ nợ và người thực hiện hành vi này với cháu anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau: Tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đêm trăng suông

Đêm trăng suông

(PNTĐ) - Vừa bước xuống sân khấu, Diệp Linh nghe ai đó gọi tên mình, và một cánh tay giơ lên vẫy vẫy, Diệp Linh chưa kịp nhận ra ai thì cô nhận được cái bắt tay thật chặt, “Anh Nam đây! Lâu quá rồi! Anh vẫn nhận ra em, em không thay đổi mấy”.
Yêu thương thật sự không đồng nghĩa với roi vọt

Yêu thương thật sự không đồng nghĩa với roi vọt

(PNTĐ) - Trẻ em cần được sinh ra và nuôi lớn trong môi trường yêu thương, lành mạnh. Tuy nhiên, hiện nay, một số cha mẹ lại có cách hiểu sai trong quá trình nuôi dạy con dẫn tới trẻ bị tổn thương. Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu, giáo viên dạy Kỹ năng sống tại Trung tâm Kỹ năng KTC với các cha mẹ về phương pháp nuôi dạy con tích cực.