Mất hành lý ở sân bay có được bồi thường?

Luật sư Hồng Hải
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Vừa qua tôi bị thất lạc mất một kiện hành lý khi đi máy bay. Nếu còn giữ thẻ hành lý thì Hãng hàng không có bồi thường cho tôi hay không?         

Hà Thị Cúc (Thanh Oai, Hà Nội)

Mất hành lý ở sân bay có được bồi thường? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời:

Điều 149 Luật Hàng không dân dụng năm 2006 quy định về việc vận chuyển hành lý bằng đường hàng không như sau:

“1. Hành lý bao gồm hành lý ký gửi và hành lý xách tay.

Hành lý ký gửi là hành lý của hành khách được chuyên chở trong tàu bay và do người vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.

Hành lý xách tay là hành lý được hành khách mang theo người lên tàu bay và do hành khách bảo quản trong quá trình vận chuyển.

Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đến và hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.

Theo khoản 3 Điều 144 của Luật này, “người vận chuyển phải cấp cho hành khách thẻ hành lý đối với mỗi kiện hành lý ký gửi”.

Một trong các nghĩa vụ của Hãng hàng không với tư cách là người vận chuyển được quy định tại khoản 1 Điều 145 của Luật này là “Vận chuyển hành khách và hành lý đến địa điểm đến thoả thuận và giao hành lý ký gửi cho người có quyền nhận”.

Như vậy, hành lý của bạn ký gửi có xác nhận bằng thẻ hành lý là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý. Hãng hàng không có trách nhiệm vận chuyển đến địa điểm đến và giao cho bạn.

Việc bạn không tìm thấy hành lý ký gửi tại sân bay đến, trước tiên, bạn cần thông báo cho đại diện của Hãng hàng không để truy tìm. Trường hợp thất lạc, Hãng hàng không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn.

Khoản 1, Điều 161 của Luật này quy định: “Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng, hành khách giao hàng hóa, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hóa, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với vận chuyển hàng hóa, thời gian trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân bay”.

Hãng hàng không còn phải hoàn trả cho bạn cước vận chuyển đối với số hành lý ký gửi bị thiệt hại.

Mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 162 của Luật này như sau:

“a) Theo thoả thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế;

b) Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại địa điểm đến. Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;

c) Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị;

d) Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay”.

Trong trường hợp hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.

Cụ thể, theo điểm c khoản 1 của Điều 166, “đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là một nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách; trường hợp hành khách có kê khai giá trị của việc nhận hành lý ký gửi tại địa điểm đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế”.

Đơn vị tính toán là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt. Đơn vị tính toán được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Người ngoài

Người ngoài

(PNTĐ) - Bữa đó, Bình tình cờ gặp lại Loan, người yêu cũ từ thời đại học. Hai người sống cùng một thành phố, vậy mà hơn 20 năm rồi mới vô tình chạm mặt nhau. Bình cứ đứng trân trân nhìn Loan cho tới khi cậu con trai 5 tuổi giật tay anh, gọi: “Bố, con muốn về”.