Mức xử phạt khi nói tục, ăn mặc hở hang đi lễ chùa

Báo Phụ nữ Thủ đô
Chia sẻ

(PNTĐ) - Câu hỏi: Tôi thấy nhiều trường hợp nam thanh niên đi lễ chùa nói tục tĩu, chửi thề, còn chị em mặc áo sát nách, váy ngắn cũn cỡn trông rất phản cảm. Xin hỏi các trường hợp này có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì mức phạt như thế nào? Nguyễn Thị Lý (Đông Anh, Hà Nội)

Mức xử phạt khi nói tục, ăn mặc hở hang đi lễ chùa  - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời:

Tại Điều 3 và Điều 6 Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội quy định như sau:

Điều 3. Quy tắc ứng xử chung

NÊN LÀM:

1. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.

2. Tôn trọng không gian chung của cộng đồng.

3. Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.

4. Trang phục lịch sự, phù hợp hoàn cảnh, chuẩn mực xã hội.

5. Quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ người khuyết tật, phụ nữ có thai, người già, trẻ em.

6. Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.

7. Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan môi trường.

KHÔNG NÊN LÀM:

1. Vi phạm nội quy, quy tắc nơi công cộng.

2. Nói to, gây ồn ào, mất trật tự.

3. Kích động, đe dọa, sử dụng bạo lực.

4. Nói tục, chửi bậy; xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác.

5. Hút thuốc, khạc nhổ, phóng uế tùy tiện.

6. Xả rác thải, chất thải trái nơi quy định.

7. Phá cây xanh, hoa, cỏ, xâm hại cảnh quan.

8. Tự tiện sử dụng không gian, phương tiện, công trình công cộng vào mục đích cá nhân, không đúng quy định.

9. Viết bậy, bôi bẩn lên các công trình công cộng.

10. Thả rông vật nuôi gây nguy hiểm, làm mất vệ sinh nơi công cộng.

11. Sử dụng vũ khí, chất gây nổ trái phép.

 Điều 6. Tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo

NÊN LÀM:

1. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Giữ gìn, phát huy nghi thức, giá trị truyền thống.

3. Chấp hành quy định, hướng dẫn tại nơi thờ tự.

4. Đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn trật tự, vệ sinh chung.

KHÔNG NÊN LÀM:

1. Thực hành, ủng hộ mê tín dị đoan.

2. Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, xâm hại lợi ích của tập thể, cá nhân.

3. Xâm hại cảnh quan, không gian tín ngưỡng, tôn giáo.

4. Mặc trang phục hở hang, không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây phản cảm.

Tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, quy định như sau:

Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội

...

2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:

a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;

c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;

d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Như vậy, người tham gia lễ hội, lễ chùa cần có ứng xử văn minh, không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam khi đi lễ hội, đi chùa gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm.

Tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, có quy định vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:

Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

….

b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;

c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

….

Như vậy, người đi lễ chùa có hành vi nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, hoặc mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.   

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Làm gì khi con biết yêu?

Làm gì khi con biết yêu?

(PNTĐ) - Khi phát hiện con, nhất là con đang trong cấp học phổ thông biết yêu, một số cha mẹ lo lắng, hoang mang, một số lại bình tĩnh đón nhận. Cũng có cha mẹ chọn cách quyết liệt ngăn cấm, nhưng có người lại “ngó lơ” để con được tự nhiên với những rung động đầu đời. Chia sẻ của Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng Nguyễn Hải Vân, chuyên viên tâm lý học đường Trường liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội sẽ giúp các cha mẹ có thêm câu trả lời cần làm gì khi con biết yêu.
Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

(PNTĐ) - Xã đảo Minh Châu là nơi bao đời nay người dân sống dựa vào nghề chăn nuôi với những chuồng trại lợn, bò, mùi hôi từ chất thải gia súc. Và rồi, có một người phụ nữ nhỏ nhắn đang mạnh dạn góp sức để biến Minh Châu thành một điểm du lịch xanh, sạch trong tương lai. Đó chính là bà Ngô Thị Thanh Vân – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Dịch vụ Bảo vệ môi trường Minh Châu Organic Farm.
Sống xanh ở Thủ đô

Sống xanh ở Thủ đô

(PNTĐ) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, sống xanh đã trở thành xu hướng tích cực lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là ở giới trẻ. Từ việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, chọn phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, đến việc tham gia các hoạt động tình nguyện vì thiên nhiên – những hành động tưởng chừng nhỏ bé ấy lại đang góp phần xây dựng một Thủ đô Hà Nội ngày một xanh.