Mức xử phạt về hành vi kỳ thị đối với trẻ em

Luật sư Hồng Hải
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Câu hỏi:

Tôi có cháu ngoại năm nay vừa học lớp 1. Do hoàn cảnh gia đình nên cháu phải chuyển về một trường tiểu học gần nhà ông bà nội để thuận tiện việc chăm sóc cháu. Việc chuyển trường của cháu tôi đã được Ban Giám hiệu trường đồng ý tiếp nhận và phân vào học lớp do cô giáo Y chủ nhiệm. Tuy nhiên, cô Y không muốn nhận cháu tôi vào lớp mình và có đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường là chuyển cháu tôi sang một lớp khác. Lý do vì cháu tôi có vết bớt to màu đen ở mặt (cháu có vết bớt này từ khi mới sinh ra). Tôi xin hỏi Báo PNTĐ: Hành vi của cô Y có phải là hành vi kỳ thị trẻ em không và kỳ thị trẻ em như vậy có bị xử phạt không?

                Vũ Thị Giang (Phú Xuyên, Hà Nội)

Mức xử phạt về hành vi kỳ thị đối với trẻ em - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời:

- Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em như sau:

“1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

10. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

11. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

12. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi...

-  Khoản 3 Điều 27 Nghị định 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, trong đó quy định về vi phạm quy định về quyền của trẻ em được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; quyền được bày tỏ ý kiến; quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; quyền vui chơi, giải trí và cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em.

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở trẻ em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;

b) Cản trở trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia vào các vấn đề về trẻ em;

c) Cản trở quyền giữ gìn, phát huy bản sắc;

d) Cản trở quyền vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ép buộc, trù dập khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia vào các vấn đề về trẻ em;

b) Không tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi, giải thích ý kiến, nguyện vọng của trẻ em;

c) Không tiếp nhận, giải quyết, phản hồi ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em theo quy định;

d) Không công khai, công khai không chính xác thông tin về kế hoạch học tập và rèn luyện, chế độ nuôi dưỡng và các khoản đóng góp theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi khi có yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Buộc thực hiện công khai chính xác thông tin theo quy định, buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này."

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trẻ em có quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu. Hành vi của cô giáo Y là vi phạm pháp luật vì đã kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của cháu bé. Do vậy, hành vi kỳ thị trẻ em của cô giáo Y có thể bị xử phạt với số tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định trên. Đồng thời buộc phải xin lỗi khi có yêu cầu.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái

Tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái

(PNTĐ) - Việc lựa chọn chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” cho Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 thể hiện ưu tiên và nội dung trọng tâm của Việt Nam hiện nay, trong việc thúc đẩy bình đẳng giới thực chất, phát huy năng lực, vai trò, tiềm năng của phụ nữ và nam giới cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình, thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Mở rộng, thúc đẩy mạng lưới hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới

Mở rộng, thúc đẩy mạng lưới hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới

(PNTĐ) - Tình trạng bạo lực trên cơ sở giới vẫn tồn tại khá phổ biến, tuy nhiên, phần lớn phụ nữ bị bạo lực vẫn chưa tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ hỗ trợ chính thức, hoặc từ chính quyền địa phương. Việc mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người bị bạo lực, nhất là huy động sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức, địa phương là cần thiết và cấp bách hiện nay.
Thắp lại lửa lòng đã nguội

Thắp lại lửa lòng đã nguội

(PNTĐ) - Rất nhiều lần, bà Tuyết dừng đôi đũa đang nhanh thoăn thoắt xào nấu trên bếp, chỉ để ngó ra ngoài sân và ngắm mãi cảnh ông Ninh đang chơi đùa cùng đàn cháu nội, ngoại. Vừa ngắm, trong thâm tâm bà lại vọng về câu hỏi, mà tựa như ước ao: “Cứ thế này thôi có được không?”
Mảnh ghép cuối đời

Mảnh ghép cuối đời

(PNTĐ) - Đã từng dang dở hạnh phúc vợ chồng, nhưng cả ông và bà vẫn luôn sống vui vẻ, hướng tới ngày mai. Họ đặt niềm tin vào một tình yêu bền chặt cho dù đó là tình yêu ở tuổi xế chiều.