Nên tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh gì trước khi mang thai? (PS)

Chia sẻ

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và thai nhi.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, một số loại vắc-xin còn có khả năng giúp bé con tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, đồng thời ngăn ngừa khả năng dị tật thai nhi trong những tháng đầu thai kỳ.

Trước khi tiêm phòng chị em sẽ được các bác sĩ khám, tư vấn, làm xét nghiệm máu để đánh giá lượng kháng thể và khả năng miễn dịch với từng loại bệnh. Dựa trên tình hình sức khỏe mà bác sĩ sẽ tư vấn bạn cần nên tiêm bao nhiêu loại vắc-xin và tiêm trước khi mang thai bao lâu.

Có những loại yêu cầu tiêm vắc-xin trước khi mang thai 1 tháng (như thủy đậu), có những loại 3 tháng (như Rubella) nhưng cũng có những loại có thể tiêm trong thai kỳ (như cúm)…

Nên tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh gì trước khi mang thai? (PS) - ảnh 1

Một số bệnh đã có vắc-xin, phụ nữ nên tiêm chủng trước khi mang thai để phòng chống bệnh, tật cho cả mẹ và con:

Rubella: 90% trường hợp người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virus này ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của bé trong bụng, thậm chí có thể để lại di chứng khi trẻ chào đời.

Sởi: Nếu bà mẹ mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Ngoài ra, phụ nữ bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Quai bị: Virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu.

Hiện nay, phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella). Nên tiêm phòng vắc-xin một tháng trước khi thụ thai.

Thủy đậu: Nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn nên tiêm thêm một mũi tăng cường. Lưu ý: Tiêm trước khi mang thai ít nhất một tháng.

Cúm: Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Song khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vắc-xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virus đã chết nên rất an toàn với bà bầu.

Ung thư cổ tử cung: Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng vắc-xin ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này bao gồm 3 mũi, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi có bầu.

Viêm gan B: Virus này có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Các chị em có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ họ mà người chồng cũng nên tiêm phòng viêm gan B. Vắc-xin này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng. Nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.

Viêm gan A: Virus viêm gan A không gây bệnh viêm gan mạn tính nhưng trong giai đoạn cấp tính có tỷ lệ tử vong cao hơn. Bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nguy hiểm cho bà mẹ nên cũng cần tiêm trước khi mang thai.

Uốn ván: Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Phụ nữ trong tuổi sinh sản nên được tiêm vắc-xin ngừa uốn ván trước khi có thai hoặc vào tuần 27 - 36 của thai kỳ.

TS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh
(Phó khoa Khám chuyên sâu Sản phụ khoa và sơ sinh, BV Phụ sản Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.