“Ngâm chân” – liệu pháp đơn giản để tăng cường sức khỏe

Chia sẻ

Trong dưỡng sinh, việc giữ ấm bàn chân luôn được coi trọng. Vì thế, ngâm chân chính là một liệu pháp chăm sóc, phục hồi sức khỏe; đồng thời giúp điều trị một số chứng bệnh thông qua việc dùng nước nóng hay nước thuốc để ngâm, rửa chân.

Theo Đông y, ngâm chân nước ấm đúng cách có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tạo các kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.

Đặc biệt, nếu cho vào nước ngâm một số loại thảo dược, hiệu quả phục hồi sức khỏe sẽ cao hơn nhờ việc các vị thuốc này đi vào hệ thống kinh lạc trong cơ thể thông qua huyệt đạo.

Dưới đây là một cách ngâm chân đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm:

Chuẩn bị: Chậu ngâm chân, củ gừng tươi, muối hạt, phích nước nóng, cặp nhiệt độ, khăn khô sạch.

Cách thức tiến hành:

- Lấy một củ gừng, rửa sạch, để cả vỏ. Giã nhuyễn gừng rồi cho vào chậu ngâm chân. Cho 2 – 3 thìa (muỗng) muối vào chậu. Cho nước nóng vào, pha với nước lạnh. Cắm cặp nhiệt độ vào chậu nước, sau 3 phút lấy lên xem. Nếu nhiệt độ từ 40 - 430C là thích hợp để ngâm chân. Để phích nước nóng bên cạnh chậu ngâm chân.

- Cho hai bàn chân (đã được rửa sạch) vào ngâm.

- Cứ 5 phút, ta lại cho thêm một ít nước nóng vào chậu, đảm bảo nhiệt độ nước ngâm luôn đạt 40 - 430C.

- Khi ngâm được khoảng từ 20 - 30 phút, thấy lấm tấm mồ hôi ở lưng thì thôi không ngâm nữa. Cho chân ra, lấy khăn khô, sạch lau khô bàn chân, đặc biệt cả kẽ các ngón chân. Đi dép vào để chống lạnh từ nền nhà rồi đứng dậy thu dọn.

“Ngâm chân” – liệu pháp đơn giản để tăng cường sức khỏe - ảnh 1

Những lưu ý khi ngâm chân:

- Thời gian ngâm thường là 30 phút. Người có thể trạng yếu, trẻ nhỏ, thời gian ngâm không được quá 30 phút trừ những trường hợp có ý kiến của thầy thuốc.

- Nhiệt độ nước từ 40 - 430C, không ngâm nóng quá nhiệt độ trên.

- Dùng cặp nhiệt độ để đo, không nên dựa vào cảm giác nóng lạnh của bàn chân vì có nhiều trường hợp bàn chân bị giảm cảm giác.

- Nước ngâm phải ngập đến mắt cá chân.

- Trong vòng 1h sau khi ăn, không nên ngâm chân. Vì khi ăn xong lượng máu dồn nhiều về ruột non để vận chuyển chất dinh dưỡng. Lúc này nếu ngâm chân, máu xuống chân nhiều sẽ làm giảm lượng máu đến ruột non, ảnh hưởng quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

- Chậu ngâm chân nên bằng chậu gỗ, hoặc chậu nhựa tiêu chuẩn. Trên thị trường hiện nay có một số loại bồn ngâm chân chuyên dụng, nếu có điều kiện dùng được các loại này thì tiện lợi và hiệu quả hơn.

- Với một số trường hợp đặc biệt như những ai bị chứng bàn chân lạnh, phụ nữ trung, cao tuổi (trước đây giai đoạn ở cữ, tức 3 tháng đầu sau sinh), không kiêng nước được, bây giờ chân lạnh, tê… nên sử dụng thêm các loại muối khoáng thảo dược, sẽ làm tăng hiệu quả điều trị nhờ ngâm chân.

- Khi ngâm chân xong, cho dù có ra mồ hôi thì chỉ lau khô người chứ đừng đi tắm.

Tắm xong rồi ngâm chân là tốt, làm ngược lại thì không tốt.

“Ngâm chân” – liệu pháp đơn giản để tăng cường sức khỏe - ảnh 2

- Khi ngâm chân xong không được đi chân trần xuống nền nhà.

- Người bị tăng huyết áp, người bị giãn tĩnh mạch chân nếu có ngâm chân thì chỉ nên ngâm nước ấm không quá 390C, không cho gừng và muối. Đối với người bị tăng huyết áp phải theo dõi huyết áp hằng ngày. Nếu thấy huyết áp có xu hướng tăng lên thì phải dừng lại và hỏi ý kiến của thầy thuốc.

- Riêng người bị đái tháo đường cần có tư vấn của bác sĩ về cách chăm sóc bàn chân cho phù hợp tình hình sức khỏe hiện tại của bản thân.

- Khi ngâm chân, chúng ta phải “lắng nghe cơ thể”, xem có biểu hiện gì bất thường hay không. Nếu thấy triệu chứng tức ngực, khó thở, chóng mặt thì dừng ngâm ngay. Hỏi ý kiến của thầy thuốc nếu muốn ngâm tiếp.

Ngâm chân là liệu pháp chăm sóc và phục hồi sức khỏe đơn giản, ai cũng làm được và rất hiệu quả. Nhưng đòi hỏi chúng ta phải kiên trì thực hiện thường xuyên. Có như vậy mới đem lại hiệu quả bền vững.

BS ĐỖ NAM KHÁNH
(Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam)

Tin cùng chuyên mục

Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

(PNTĐ) - Xã đảo Minh Châu là nơi bao đời nay người dân sống dựa vào nghề chăn nuôi với những chuồng trại lợn, bò, mùi hôi từ chất thải gia súc. Và rồi, có một người phụ nữ nhỏ nhắn đang mạnh dạn góp sức để biến Minh Châu thành một điểm du lịch xanh, sạch trong tương lai. Đó chính là bà Ngô Thị Thanh Vân – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Dịch vụ Bảo vệ môi trường Minh Châu Organic Farm.
Sống xanh ở Thủ đô

Sống xanh ở Thủ đô

(PNTĐ) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, sống xanh đã trở thành xu hướng tích cực lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là ở giới trẻ. Từ việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, chọn phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, đến việc tham gia các hoạt động tình nguyện vì thiên nhiên – những hành động tưởng chừng nhỏ bé ấy lại đang góp phần xây dựng một Thủ đô Hà Nội ngày một xanh.
Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

(PNTĐ) - Nữ cựu chiến binh Trần Thị Kim Dung, chi hội trưởng Cựu chiến binh Tổ dân phố Kim Bài - thị trấn Kim Bài là một trong những tấm gương sáng trên địa bàn huyện Thanh Oai trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong cuộc sống, bà là tấm gương bình dị, luôn tận tâm, trách nhiệm, vì công việc chung, vì cộng đồng. Trong gia đình, bà là người mẹ hiền, người vợ đảm đang.
Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

(PNTĐ) - Tình trạng bạo lực đối với trẻ em, nhất là trẻ em gái vẫn diễn ra nghiêm trọng, được xem là những trở ngại lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh ở Việt Nam. Việc "lên tiếng” và giải quyết các vụ việc này cần phải được coi trọng hơn nữa, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và can thiệp nhanh chóng.
Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

(PNTĐ) - Hơn 20 năm công tác trong ngành, cô giáo Phan Thị Thúy An, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Mới đây, cô là một trong các cá nhân được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao tặng giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024.